Luận Án Tiến Sĩ Nghiên Cứu Và Chế Tạo Cảm Biến Sinh Học Điện Hoá Độ Nhạy Cao Sử Dụng Điện Cực In Các Bon Ứng Dụng

Discussion in 'Chuyên Ngành Vật Lý Kỹ Thuật' started by quanh.bv, Feb 19, 2019.

  1. quanh.bv

    quanh.bv Administrator Quản Trị Viên

    [​IMG]
    Nghiên Cứu Và Chế Tạo Cảm Biến Sinh Học Điện Hoá Độ Nhạy Cao Sử Dụng Điện Cực In Các Bon Ứng Dụng Trong Chẩn Đoán Bệnh Sớm
    1. Chế tạo thành công các cảm biến sinh học điện hóa sử dụng điện cực mực in các bon tích hợp điện cực so sánh Ag/AgCl và điện cực đối xác định nồng độ chỉ dấu khối u trong ngưỡng phát hiện sớm các bệnh ung thư u tế bào mầm tinh, ung thư tiền liệt tuyến và ung thư gan. Các cảm biến đã chế tạo có độ nhạy và độ chọn lọc cao, yêu cầu lượng mẫu phân tích nhỏ (cỡ 3µL), thời gian phân tích nhanh (khoảng 30 phút), thao tác đơn giản và dễ tích hợp với thiết bị cầm tay.
    2. Chế tạo thành công hệ vật liệu tiên tiến và hệ vật liêu lai ứng dụng cố định đầu thu sinh học lên bề mặt điện cực rắn. Hệ vật liệu bao gồm: (i) Polyme dẫn đồng trùng hợp polypyrrole-polypyrrole cacboxyl (PPy-PPa); (ii) Vật liệu lai cấu trúc nano hai chiều giữa polyme đồng trùng hợp PPy-PPa và ôxít graphene dạng khử điện hóa (erGO); (iii) Vật liệu lai giữa poly(para-aminothiophenol) và hạt nano vàng.
    • Luận án tiến sĩ Vật lý
    • Chuyên ngành Vật lý kỹ thuật
    • Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Trương Thị Ngọc Liên
    • Tác giả: Đỗ Thị Ngọc Trâm
    • Số trang: 188
    • Kiểu file: PDF
    • Ngôn ngữ: Tiếng Việt
    • Đại học Bách khoa Hà Nội 2018
    Link Download
    http://luanvan.moet.edu.vn/?page=1.13&view=32456
    https://drive.google.com/uc?id=12_KL43airr5R7nmwjuLKTQyG5mcufaVW
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1
     
    Last edited: Nov 8, 2019

Share This Page