Luận Án Tiến Sĩ Đặc Điểm Lâm Sàng, Cận Lâm Sàng Và Kết Quả Điều Trị Bệnh Nhân Nhiễm Rickettsiaceae Tại Bệnh Viện

Discussion in 'Chuyên Ngành Truyền Nhiễm & Các Bệnh Nhiệt Đới' started by quanh.bv, Jan 3, 2020.

  1. quanh.bv

    quanh.bv Administrator Quản Trị Viên

    [​IMG]
    Đặc Điểm Lâm Sàng, Cận Lâm Sàng Và Kết Quả Điều Trị Bệnh Nhân Nhiễm Rickettsiaceae Tại Bệnh Viện Bệnh Nhiệt Đới Trung Ương (3-2015 - 3-2018)
    1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân nhiễm Rickettsiaceae
    - Biểu hiện lâm sàng hay gặp ở bệnh nhân nhiễm Rickettsiaceae là sốt, đau đầu, đau cơ, da xung huyết, xung huyết kết mạc, vết loét và phát ban.
    - Biến đổi cận lâm sàng hay gặp ở bệnh nhân nhiễm Rickettsiaceae là tăng enzyme gan AST, ALT, tăng các yếu tố viêm PCT, CRP, hạ natri máu, giảm albumin máu và giảm tiểu cầu.
    2. Các loài Rickettsiaceae và kiểu gen gây bệnh sốt cấp tính
    - Hai loài Rickettsiaceae được xác định trong nghiên cứu là O. tsutsugamushi (90,85%) và R. typhi (9,15%). Ba kiểu gen của O. tsutsugamushi được xác định là: Karp (46,29%), Kato (29,63%) và Gilliam (24,07%); chúng có liên quan gần gũi về mặt di truyền với các chủng tham chiếu đã được phát hiện và công bố ở miền Trung Việt Nam và các nước trong khu vực.
    - Bệnh nhân sốt mò có biến chứng nhiều hơn ở bệnh nhân sốt chuột; vết loét và sưng hạch ngoại vi chỉ gặp ở bệnh nhân sốt mò, không gặp ở bệnh nhân sốt chuột. Bệnh nhân do kiểu gen Karp gặp biến chứng, giảm tiểu cầu, tăng PCT cao hơn kiểu gen Kato và Gilliam.
    • Luận án tiến sĩ y học
    • Chuyên ngành Truyền Nhiễm và Các bệnh nhiệt đới
    • Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. Nguyễn Văn Mùi, PGS.TS. Bùi Vũ Huy
    • Tác giả: Vũ Minh Điền
    • Số trang: 174
    • Kiểu file: DOC
    • Ngôn ngữ: Tiếng Việt
    • Đại học Y Hà Nội 2019
    Link Download
    http://luanvan.moet.edu.vn/?page=1.4&view=34420
    https://drive.google.com/uc?id=1aZIxPNZI_6NMJ49mNf1BmF13w-N4iSmx
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1
     

Share This Page