Luận Án Tiến Sĩ Đánh Giá Sự Lưu Tồn Và Phân Lập Vi Khuẩn Có Khả Năng Phân Hủy Chlorpyrifos Ethyl Trên Ba Mô Hình

Discussion in 'Chuyên Ngành Khoa Học Đất' started by quanh.bv, Mar 16, 2019.

  1. quanh.bv

    quanh.bv Administrator Quản Trị Viên

    [​IMG]
    Đánh Giá Sự Lưu Tồn Và Phân Lập Vi Khuẩn Có Khả Năng Phân Hủy Chlorpyrifos Ethyl Trên Ba Mô Hình Canh Tác: Chuyên Lúa, Lúa-Màu Và Chuyên Màu Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long
    Chlorpyrifos ethyl là thuốc trừ sâu nhóm lân hữu cơ, khả năng hấp phụ vào đất cao, tan trong nước thấp, có độc tính cao. Chlorpyrifos ethyl được sử dụng lâu dài trong canh tác nông nghiệp sẽ gây ô nhiễm môi trường đất, nước, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Sự tăng cường phân hủy sinh học chlorpyrifos ethyl lưu tồn trong đất góp phần giảm thiểu ô nhiễm hoạt chất này trong canh tác nông nghiệp. Do đó, luận án này được thực hiện với các mục tiêu: một là đánh giá dư lượng chlorpyrifos ethyl trong đất và ảnh hưởng của 3 mô hình canh tác chuyên lúa, lúa – màu, chuyên màu đến sự lưu tồn chlorpyrifos ethyl trong đất phèn và đất phù sa; hai là đánh giá sự phân hủy yếm khí chlorpyrifos ethyl bởi quần xã vi khuẩn, sự đa dạng của vi khuẩn khử -Cl trong đất phèn chuyên canh lúa; ba là tuyển chọn, phân lập vi khuẩn phân hủy chlorpyrifos ethyl và đánh giá ảnh hưởng của 3 mô hình canh tác chuyên lúa, lúa - màu và chuyên màu đến sự đa dạng của vi khuẩn hiếu khí phân hủy chlorpyrifos ethyl trong đất.
    • Luận án tiến sĩ Khoa học đất
    • Chuyên ngành Khoa học đất
    • Người hướng dẫn khoa học: Ts. Dương Minh Viễn
    • Tác giả: Trương Quốc Tất
    • Số trang: 176
    • Kiểu file: PDF
    • Ngôn ngữ: Tiếng Việt
    • Đại học Cần Thơ 2018
    Link Download
    http://luanvan.moet.edu.vn/?page=1.1&view=32777
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1
     

Share This Page