Luận Án Tiến Sĩ Nghiên Cứu Chọn Tạo Dòng Bất Dục Đực Tế Bào Chất Và Dòng Duy Trì Mới Phục Vụ Cho Chọn Giống Lúa Lai

Discussion in 'Di Truyền Và Chọn Giống Cây Trồng' started by quanh.bv, Apr 2, 2018.

  1. quanh.bv

    quanh.bv Administrator Quản Trị Viên

    [​IMG]
    Nghiên Cứu Chọn Tạo Dòng Bất Dục Đực Tế Bào Chất Và Dòng Duy Trì Mới Phục Vụ Cho Chọn Giống Lúa Lai Ba Dòng Ở Việt Nam
    Lúa lai là một trong những thành tựu khoa học nông nghiệp lớn nhất thế giới trong nửa cuối của thế kỷ 20. Trong sản xuất, lúa lai có thể cho năng suất cao hơn lúa thuần 20-30% theo Yuan et al. (1988). Lúa lai được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1976, đến năm 1996, diện tích gieo trồng đã chiếm 50% tổng diện tích trồng lúa của Trung Quốc, thành công này đã tạo tiền đề cho phát triển lúa lai ở nhiều nước trồng lúa trong đó có Việt Nam.
    Ở Việt Nam, lúa lai bắt đầu được nghiên cứu từ những năm 1980 tại một số đơn vị nghiên cứu với các vật liệu chủ yếu có nguồn gốc từ Trung Quốc, Viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) và Ấn Độ. Với phương châm đi tắt, đón đầu, áp dụng những thành tựu khoa học về lúa lai trên thế giới, Việt Nam đã thu được những thành quả rất đáng khích lệ. Đến năm 2013, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã công nhận 71 giống lúa lai, trong đó nhập nội là 52 giống và chọn tạo trong nước là 19 giống. Trong số các giống đã công nhận có 60 giống là giống lúa lai ba dòng, 11 giống là giống lúa lai hai dòng (Phạm Văn Thuyết và cs., 2015).
    • Luận án tiến sĩ nông nghiệp
    • Chuyên ngành Di truyền và chọn giống cây trồng
    • Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Trâm, PGS.TS. Vũ Thị Thu Hiền
    • Tác giả: Bùi Viết Thư
    • Số trang: 196
    • Kiểu file: PDF
    • Ngôn ngữ: Tiếng Việt
    • Học viện Nông nghiệp Việt Nam 2018
    Link Download
    http://luanvan.moet.edu.vn/?page=1.32&view=30970
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1
     
    Last edited: Apr 2, 2018

Share This Page