Luận Án Tiến Sĩ Nghiên Cứu Đặc Điểm Lâm Sàng Trầm Cảm Ở Bệnh Nhân Động Kinh Cơn Co Cứng - Co Giật

Discussion in 'Chuyên Ngành Thần Kinh' started by quanh.bv, Nov 10, 2018.

  1. quanh.bv

    quanh.bv Administrator Quản Trị Viên

    [​IMG]
    Nghiên Cứu Đặc Điểm Lâm Sàng Trầm Cảm Ở Bệnh Nhân Động Kinh Cơn Co Cứng - Co Giật Và Kết Quả Điều Trị Trầm Cảm Bằng Fluoxetin
    Đặc điểm lâm sàng trầm cảm ở bệnh nhân động kinh toàn thể co cứng –co giật:hay gặp nhất là rối loạn giấc ngủ (99,02%), khí sắc giảm (96,08%), giảm tính tự trọng và tự tin (87,25%), giảm tập trung chú ý (85,29%).Trầm cảm mức độ vừa có tỷ lệ cao nhất 71,57%. Nồng độ Serotonin trung bình trong huyết tương của bệnh nhân có sự thay đổi theo thời gian điều trị (tại T0 là 42,30 ± 24,46 ng/ml, tăng lên rõ rệt tại T8 là 79,39 ± 67,87 ng/ml). Bệnh nhân có rối loạn trầm cảm có thời gian bị động kinh tương đối dài (20,89 ± 13,06 năm). Trầm cảm làm tần suất của cơn động kinh tăng lên. Hầu hết bệnh nhân chỉ được điều trị động kinh bằng Phenobarbital và Phenytoin trong một thời gian dài (21,94 ± 13,96 năm với Phenobarbital và 16,23 ± 12,01 năm với Phenytoin). 38,24% bệnh nhân sử dụng phối hợp ≥ 2 thuốc kháng động kinh, trong đó phối hợp giữa Phenobarbital và Phenytoin chiếm tới 74,36%. Liều lượng Fluoxetin 20,61 ± 3,45 mg/ngày phối hợp với thuốc kháng động kinh có hiệu quả điều trị trầm cảm ở bệnh nhân động kinh.
    • Luận án tiến sĩ y học
    • Chuyên ngành Khoa học Thần kinh
    • Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Bùi Quang Huy, PGS.TS. Ngô Ngọc Tản
    • Tác giả: Đàm Đức Thắng
    • Số trang: 213
    • Kiểu file: DOC
    • Ngôn ngữ: Tiếng Việt
    • Học viện Quân Y 2018
    Link Download
    http://luanvan.moet.edu.vn/?page=1.4&view=32155
    https://drive.google.com/uc?id=1D71DkAiqZijzf7g3C1_JS1PLnm5tBBOi
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1
     
    Last edited by a moderator: Aug 20, 2019

Share This Page