Luận Án Tiến Sĩ Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Cấu Trúc Và Tái Sinh Tự Nhiên Các Quần Xã Thực Vật Rừng Hỗn Giao Lá Rộng

Discussion in 'Chuyên Ngành Lâm Sinh' started by quanh.bv, Jun 16, 2019.

  1. quanh.bv

    quanh.bv Administrator Quản Trị Viên

    [​IMG]
    Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Cấu Trúc Và Tái Sinh Tự Nhiên Các Quần Xã Thực Vật Rừng Hỗn Giao Lá Rộng, Lá Kim Vườn Quốc Gia Bidoup - Núi Bà, Tỉnh Lâm Đồng
    1. Thảm thực vật rừng VQG Bidoup - Núi Bà gồm 5 nhóm kiểu rừng: Rừng kín lá rộng thường xanh; Rừng kín thường xanh hỗn giao lá rộng, lá kim; Rừng thưa thường xanh cây lá kim hơi khô; Rừng tre nứa hỗn giao cây lá rộng, tre nứa thuần loài và Rừng trồng.
    2. Quần xã thực vật hỗn giao lá rộng, lá kim với sự tham gia của ít nhất một trong bốn loài Pơ mu, Du sam núi đất, Thông lá dẹt, Thông năm lá - QXRK có phân bố tập trung ở đai cao từ 1.500 đến 1.700 m, trên nhóm đất đỏ vàng, đất mùn vàng đỏ. Đai cao là nhân tố sinh thái chủ đạo ảnh hưởng đến đặc điểm phân bố, cấu trúc và tái sinh tự nhiên của các QXRK.
    3. QXRK điển hình có cấu trúc tầng cây cao tương đối đa dạng về thành phần loài, chỉ số dạng He’ dao động từ 3,42-3,92, tổ thành loài dao động từ 31-57 loài, với 3-9 loài ưu thế tham gia công thức tổ thành. Các loài cây lá kim (Pơ mu, Du sam núi đất, Thông lá dẹt, Thông năm lá) đều là những loài, nhóm loài có hệ số tổ thành cao nhất trong ô điều tra, chiếm 11,4-25,4% giá trị IV%. Mật độ trung bình dao động 676-1.002 cây/ha, các chỉ tiêu sinh trưởng ( , Hvn) khá lớn, với dao động 22,6- 28,1 cm, dao động 12,5-18,1 m, cấu trúc N/D1.3 tuân theo phân bố khoảng cách.
    • Luận án tiến sĩ lâm nghiệp
    • Chuyên ngành Lâm sinh
    • Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Đăng Hội và PGS.TS. Triệu Văn Hùng
    • Tác giả: Trần Thị Thanh Hương
    • Số trang: 170
    • Kiểu file: PDF
    • Ngôn ngữ: Tiếng Việt
    • Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam 2019
    Link Download
    http://luanvan.moet.edu.vn/?page=1.32&view=33116
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1
     

Share This Page