Luận Văn Thạc Sĩ Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Lâm Học Và Tái Sinh Tự Nhiên Loài Cây Xoan Đào (Prunus Arborea (Blume)

Discussion in 'Chuyên Ngành Lâm Học' started by nhandanglv123, Jul 1, 2018.

  1. nhandanglv123

    nhandanglv123 Moderator

    [​IMG]
    Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Lâm Học Và Tái Sinh Tự Nhiên Loài Cây Xoan Đào (Prunus Arborea (Blume) Kalkm) Tại Huyện Na Rì, Tỉnh Bắc Kạn
    Xoan đào (Prunus arborea (Blume) Kalkm) thuộc họ Hoa hồng (Rosaceae) là loài cây bản địa đa tác dụng có giá trị kinh tế cao, sinh trưởng nhanh, dễ gây trồng, phù hợp với nhiều loại đất và nhiều vùng sinh thái khác nhau. Trong điều kiện tự nhiên, cây có thể cao tới 40m, đường kính ngang ngực đạt 75cm; ở rừng trồng, cây cao từ 20-25m, thân thẳng tròn, đường kính 40-45 cm. Ở Việt Nam, cây Xoan đào phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc như: Thái Nguyên, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hà Giang, Quảng Ninh… và một số tỉnh Tây Nguyên. Các tỉnh miền núi phía Bắc có điều kiện thuận lợi để phát triển trồng rừng Xoan đào phục vụ kinh doanh rừng trồng gỗ lớn. Gỗ Xoan đào có đặc tính cơ lý rất tốt, tỷ trọng trung bình 0,518, bề mặt gỗ màu đỏ nhạt dễ gia công dùng để đóng đồ nội thất cao cấp và rất được ưa chuộng ở thị trường trong và ngoài nước. Hạt Xoan đào có thể dùng để làm thực phẩm hoặc dược liệu.
    • Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp
    • Chuyên ngành Lâm học
    • Người hướng dẫn khoa học: TS. Đỗ Hoàng Chung
    • Tác giả: Ma Đức Khiêm
    • Số trang: 88
    • Kiểu file: PDF
    • Ngôn ngữ: Tiếng Việt
    • Đại học Thái Nguyên 2017
    Link Download
    http://thuvien.tuaf.edu.vn/chitiet.aspx?item_id=12465
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1
     
  2. decofuni5521

    decofuni5521 New Member

    Bài viết hay quá bạn ơi, cảm ơn bài viết nhé, khi có nhu cầu mihf sẽ liên hệ
     

Share This Page