Luận Án Tiến Sĩ Nghiên Cứu Thủy Phân Bã Rong Câu (Gracilaria Verrucosa) Bằng Enzyme Cellulase Từ Vi Khuẩn

Discussion in 'Chuyên Ngành Nuôi Trồng Thủy Sản' started by quanh.bv, Jan 14, 2018.

  1. quanh.bv

    quanh.bv Administrator Quản Trị Viên

    [​IMG]
    Nghiên Cứu Thủy Phân Bã Rong Câu (Gracilaria Verrucosa) Bằng Enzyme Cellulase Từ Vi Khuẩn Để Ứng Dụng Trong Sản Xuất Thức Ăn Nuôi Cá Rô Phi Đơn Tính Giai Đoạn Thương Phẩm
    Bã thải rong từ công nghệ sản xuất agar thường giàu cellulose là hợp chất hữu cơ rất khó bị phân hủy. Trên thế giới hiện nay, người ta đã tiến hành xử lý phế liệu rong biển để làm thức ăn gia súc bằng một số phương pháp thủy phân trong môi trường kiềm hoặc axit. Tuy nhiên việc phân hủy cellulose bằng phương pháp vật lý và hóa học thường phức tạp, tốn kém và gây ô nhiễm môi trường. Trong khi đó, việc xử lý các chất thải hữu cơ chứa cellulose bằng công nghệ vi sinh, đặc biệt sử dụng các enzyme cellulase ngoại bào từ vi sinh vật sẽ có nhiều ưu điểm về cả mặt kỹ thuật, kinh tế và môi trường. Thủy phân cellulose từ bã rong phế thải sẽ giúp động vật tiêu hóa và hấp thụ dễ dàng các protein, glucide, các nguyên tố khoáng đa vi lượng có trong bã thải sau quá trình sản xuất agar. Sự thành công của đề tài sẽ cơ sở là khoa học cho việc tận dụng bã thải rong câu trong sản xuất thức ăn nuôi động vật thủy sản.
    • Luận án tiến sĩ kỹ thuật
    • Chuyên ngành Công nghệ Chế biến thủy sản
    • Người hướng dẫn khoa học: GS. TSKH. Nguyễn Trọng Cẩn, PGS. TS. Vũ Ngọc Bội
    • Tác giả: Lê Hương Thủy
    • Số trang: 178
    • Kiểu file: PDF
    • Ngôn ngữ: Tiếng Việt
    • Đại học Nha Trang 2017
    Link Download
    http://luanvan.moet.edu.vn/?page=1.32&view=29939
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1
     

Share This Page