Luận Án Tiến Sĩ Nghiên Cứu Tính Chất Điện Hóa Của Thuốc Nổ TNT Trên Các Vật Liệu Điện Cực Khác Nhau

Discussion in 'Chuyên Ngành Hóa Lý Thuyết Và Hóa Lý' started by admin, Feb 27, 2016.

  1. admin

    admin Thư Viện Sách Việt Staff Member Quản Trị Viên

    [​IMG]
    Nghiên Cứu Tính Chất Điện Hóa Của Thuốc Nổ TNT Trên Các Vật Liệu Điện Cực Khác Nhau Nhằm Ứng Dụng Trong Phân Tích Môi Trường
    TNT là một trong những chất nổ thông dụng nhất cho các ứng dụng của quân đội và công nghiệp. Theo tài liệu nghiên cứu [1] thì TNT là chất có tỉ lệ pha trộn nhiều nhất trong các hỗn hợp nổ. Một số loại thuốc nổ có thành phần chính là TNT: Amatol, Baratol, Comp-B (Composition B), Octol, Pentolite, Torpex, Tritonal. TNT xâm nhập vào môi trường gây ô nhiễm chủ yếu qua nước thải và chất thải rắn từ các nhà máy sản xuất thuốc nổ, từ quá trình chế tạo và phá hủy bom mìn, lựu đạn hay từ quá trình tái chế chất nổ. TNT di chuyển trong nguồn nước mặt đi qua các lớp đất đến nguồn nước ngầm và một lượng nhỏ TNT có thể được hấp thụ trong cá và cây cối, nồng độ sinh học của TNT trong cây và sinh vật thủy sản là có giới hạn [2, 3]. Theo tài liệu [4], một số khu đất thử nghiệm của quân đội hay nước thải từ vũ khí, bao gồm nước mặt và nước ngầm, đã bị nhiễm TNT có thể chuyển thành màu tím, những sự ô nhiễm như vậy gọi là "nước tím", rất khó khăn và tốn kém để xử lý.
    • Luận án tiến sĩ hóa học
    • Chuyên ngành hóa lý thuyết và hóa lý
    • Tác giả: Lê Thị Vinh Hạnh
    • Hướng dẫn: Vũ Thị Thu Hà, Lê Quốc Hùng
    • File PDF
    • 152 Trang
    • Viện Hóa Học 2014
    Link Download
    http://www.vienhoahoc.ac.vn/uploads/Luan an Tien si _ Le Thi Vinh Hanh.pdf
    https://drive.google.com/uc?id=1anVV0Tf60P_eSRBuVoj3XmsNcfzr1VvL
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1
     
    Last edited by a moderator: Nov 27, 2019

Share This Page