Luận Văn Thạc Sĩ Nghiên Cứu Và Chế Tạo Polyme-Compozit Lai Tạo Trên Cơ Sở Nhựa Polyeste Không No Và Sợi Nứa

Discussion in 'Chuyên Ngành Hóa Học' started by quanh.bv, Jul 14, 2019.

  1. quanh.bv

    quanh.bv Administrator Quản Trị Viên

    [​IMG]
    Nghiên Cứu Và Chế Tạo Polyme-Compozit Lai Tạo Trên Cơ Sở Nhựa Polyeste Không No Và Sợi Nứa-Sợi Thuỷ Tinh
    Nứa (một dạng của tre) được tách theo hai phương pháp: tách cơ học (bằng tay) và tách bằng máy. Những kết quả về độ bền kéo, độ bền bám dính (IFSS) với nhựa polyeste không no (USP) và hình thái học cho thấy sợi nứa tách bằng phương pháp cơ học hiệu quả hơn. Tiếp theo đó, sợi nứa được xử lý bằng plasma không khí ở áp suất thường với điều kiện : công suất 100W, tần số 17 kHz và thời gian xử lý khác nhau (từ 1 đến 7 phút). Phân tích ảnh SEM cho thấy bề mặt sợi trở nền thô ráp hơn sau khi xử lý plasma do tác động mài mòn và cắt gọt của plasma. Kết quả về độ bền kéo và độ bền bám dính đã cho thấy thời gian xử lý tối ưu là 4 phút: độ bền kéo của sợi nứa tăng 15,5% sau khi xử lý plasma và sợi có bề mặt sạch hơn. IFSS của sợi được xử lý tăng 51,7% so với chưa xử lý.
    • Luận văn thạc sĩ hóa học
    • Chuyên ngành Công nghệ vật liệu hoá học
    • Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Lê Xuân Hiền
    • Tác giả: Mạc Văn Phúc
    • Số trang: 89
    • Kiểu file: PDF
    • Ngôn ngữ: Tiếng Việt
    • Đại học Bách khoa Hà Nội 2008
    Link Download
    http://dlib.hust.edu.vn/handle/HUST/13519
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1
     

Share This Page