Người Êđê là một trong nhóm cư dân nói ngôn ngữ Mã Lai- Đa Đảo (Malayo – Polinesia), cư trú tương đối tập trung ở các tỉnh Đăk Lăk, Gia Lai, Khánh Hòa, Phú Yên. Đăk Lăk được xem là địa điểm cư trú đầu tiên của người Êđê với nhiều nhóm địa phương như: ÊđêKpa, Dliê Ruê, Blô,… Sinh hoạt kinh tế chủ yếu của họ là trồng trọt, chăn nuôi, ngoài ra còn có đan lát và dệt. Trong đó nghề dệt là nghề phổ biến trong các gia đình. Về sinh hoạt văn hóa xã hội, người Êđê theo chế độ mẫu hệ và sống trong những ngôi nhà dài truyền thống với một kho tàng văn học truyền miệng phong phú, đặc biệt là các “Khan” (sử thi, trường ca). Y phục của người Êđê tiêu biểu cho các dân tộc khác ở Tây Nguyên về chủng loại và phong cách thẩm mỹ. Y phục cổ truyền của họ thường có màu chàm và điểm những hoa văn sặc sỡ. Đàn bà mặc áo, quấn váy. Đàn ông mặc áo, đóng khố. Như đã thành truyền thống, các cô gái Êđê khi đến tuổi trưởng thành đều phải biết dệt vải, nhất là dệt thổ cẩm. Sợi bông là nguyên liệu chính của nghề dệt. Trước kia, họ thường tự trồng bông, kéo sợi, dệt vải và tự nhuộm lấy các sản phẩm của mình. Thuốc nhuộm được chiết xuất từ các cây, lá rừng như krum, le le, adio, snan dak, anara, nghệ,… để tạo thành nên các màu cơ bản: đỏ, đen, vàng, xanh nhưng hiện nay, họ chủ yếu mua sợi nhuộm sẵn để dệt được nhiều hơn và nhanh hơn. Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Thuộc nhóm ngành: Khoa học xã hội Nhóm tác giả : Lê Thị Mỹ Duyên, Nguyễn Thanh Thiên Vân Khoa: Đông Phương Học Trưởng nhóm: Nguyễn Thanh Thiên Vân Người hướng dẫn : Th.S Nguyễn Thanh Tuấn 86 Trang PDF-TRUE Trường ĐH Khoa Học Xã Hội & Nhân Văn 2006 Link download https://dlib.hcmussh.edu.vn/opac/search/detail.asp?ID=227381 https://drive.google.com/file/d/1s2rMfxFk5GQBBXTp2WpDzggb18_Zs9hFhttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1