Luận Án Tiến Sĩ Ứng Dụng Mô Hình Hóa Xác Định Nhu Cầu Năng Lượng Và Protein Để Phát Triển Thức Ăn Cho Cá Lóc

Discussion in 'Chuyên Ngành Nuôi Trồng Thủy Sản' started by quanh.bv, Aug 20, 2018.

  1. quanh.bv

    quanh.bv Administrator Quản Trị Viên

    [​IMG]
    Ứng Dụng Mô Hình Hóa Xác Định Nhu Cầu Năng Lượng Và Protein Để Phát Triển Thức Ăn Cho Cá Lóc (Channa Striata)
    Nghiên cứu đặc điểm dinh dưỡng và ứng dụng mô hình năng lượng sinh học để xác định nhu cầu dinh dưỡng của cá lóc (Channa striata) được thực hiện nhằm làm cơ sở xây dựng công thức thức ăn cho các giai đoạn nuôi cá lóc thương phẩm. Nội dung và kết quả đạt được như sau:
    - Nghiên cứu sự phát triển về hình thái, cấu trúc cũng như ảnh hưởng của việc chuyển đổi từ thức ăn tươi sống sang thức ăn chế biến (TĂCB) lên enzyme tiêu hóa ở cá lóc cho thấy vào ngày thứ 3 sau khi nở, cá bắt đầu sử dụng thức ăn ngoài, ống tiêu hóa vẫn chưa phân hóa. Tuyến dạ dày xuất hiện vào ngày thứ 12 cho thấy sự hoàn thiện về chức năng của ống tiêu hóa cả về mặt hình thái và mô học. Enzyme tiêu hóa protein đều được phát hiện với mức thấp ở giai đoạn mới nở và duy trì liên tục cho đến ngày 12 ngoại trừ trypsin với mức tăng ý nghĩa ở ngày thứ 21.
    • Luận án tiến sĩ thủy sản
    • Chuyên ngành Nuôi thủy sản nước ngọt
    • Người hướng dẫn khoa học: PGs.Ts. Trần Thị Thanh Hiền
    • Tác giả: Ngô Minh Dung
    • Số trang: 189
    • Kiểu file: PDF
    • Ngôn ngữ: Tiếng Việt
    • Đại học Cần Thơ 2018
    Link Download
    http://luanvan.moet.edu.vn/?page=1.32&view=31809
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1
     

Share This Page