Ngày nay, cùng với sự tiến bộ của kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, thì du lịch dần trở thành một trong những nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống tinh thần của mỗi người. Khi xã hội càng phát triển, con người luôn phải đối mặt với nhiều áp lực trong công việc cũng như cuộc sống thì du lịch chính là một trong những giải pháp vô cùng hữu hiệu giúp con người thư giãn nhằm tái tạo sức lao động. Du lịch đã trở thành ngành kinh tế mang tính tổng hợp, một ngành công nghiệp không khói mang lại hiệu quả kinh tế cao. Theo Tổ chức Du lịch thế giới - UNWTO (United Nations - World Tourism Organization) năm 2019 có hơn 1,4 tỷ người trên thế giới đã đi du lịch. Đây là một con số rất lớn và nó đã mang lại những lợi ích thiết thực về kinh tế - văn hoá – xã hội cho các điểm đến du lịch. Trong bối cảnh chung đó, Việt Nam đã nỗ lực triển khai nhiều giải pháp để biến du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Theo Báo cáo Thường niên Du lịch Việt Nam năm 2019 của Tổng cục Du lịch thì dù trong bối cảnh du lịch thế giới tăng trưởng chậm lại nhưng du lịch Việt Nam đã vượt qua nhiều khó khăn, hoàn thành chỉ tiêu chính phủ giao với mức tăng trưởng tích cực khi đón trên 18 triệu lượt khách quốc tế; 85 triệu lượt khách du lịch nội địa với tổng thu từ khách du lịch: 755.000 tỷ đồng, đóng góp 9.2% GDP. Luận văn thạc sĩ du lịch Chuyên ngành du lịch Người hướng dẫn: TS Đỗ Quốc Thông Tác giả: La Phi Long Số trang: 164 Kiểu file: PDF-TRUE Ngôn ngữ: Tiếng Việt Đại học Nguyễn Tất Thành 2022 Link Download https://elib.ntt.edu.vn/Opac/DmdInfo.aspx?dmd_id=38664 https://drive.google.com/file/d/14loyFlN9nRbZB-vn5Mpb8I7A8L22MduJhttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1