Trong thập kỷ gần đây, Công nghệ tạo mẫu nhanh nổi lên như một công cụ giá trị để phát triển nhanh sản phẩm. Tạo mẫu nhanh có thể được định nghĩa như là một công nghệ mới, được ứng dụng trong việc chế tạo các chi tiết thực từ dữ liệu thiết kế không gian ba chiều trên máy tính (CAD) bằng việc thêm vào từng lớp vật liệu. Phương pháp đầu tiên của công nghệ tạo mẫu nhanh là tạo hình lập thể (Stereolithography Apparatus) được Charles Hull phát minh vào năm 1984 và được thương mại hóa năm 1987 bỏi công ty 3D Systems. Từ đó đến nay có khoảng 30 phương pháp ra đời và đã được thương mại hóa như SLA, LOM, SLS, FDM, SGC, ... Tính đến năm 2000, đã có khoảng 6755 hệ thống máy tạo mẫu nhanh được lắp đặt ở 58 quốc gia trên thế giới. Tính ưu việt của phương pháp tạo mẫu nhanh so với quá trình sản xuất truyền thống là có khả năng chế tạo nhanh sản phẩm, các công ty chỉ cần tốn ít tiền và thời gian để mang sản phẩm từ máy điện toán ra sản xuất. Sử dụng công nghệ tạo mẫu nhanh là một sự chọn lựa để có được chất lượng mong muốn và phát triển năng suất trong quá trình thiết kế sản phẩm. Luận án tiến sĩ cơ khí Chuyên ngành chế tạo máy Tác giả: Nguyễn Văn Cương Hướng dẫn: Ts Đặng Văn Nghìn 118 Trang File PDF-TRUE ĐH Bách Khoa TPHCM 2001 Link download https://drive.google.com/file/d/1eKj-0oiGY3XbJPLf5n9JPQAccGtlGwcIhttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1