Luận Án Tiến Sĩ Nghiên Cứu Tối Ưu Tiết Diện Khung Thép Sử Dụng Phân Tích Trực Tiếp Kết Hợp Kỹ Thuật Học Máy

Discussion in 'Chuyên Ngành Cơ Học Vật Thể Rắn' started by quanh.bv, Jan 3, 2025 at 4:41 PM.

  1. quanh.bv

    quanh.bv Administrator Quản Trị Viên

    upload_2025-1-3_16-31-42.png
    Kết cấu khung thép hiện nay được sử dụng rộng rãi cho các công trình dân dụng và công nghiệp nhờ khả năng chịu lực tốt, đa dạng về hình dáng, kích thước, sự thuận tiện trong thi công… Chính vì vậy, thiết kế kết cấu khung thép được các nhà khoa học quan tâm và nghiên cứu sâu rộng. Các phương pháp thiết kế truyền thống như: ứng suất cho phép (ASD), thiết kế dẻo (PD) và hệ số sức kháng, hệ số tải trọng (LRFD), có ưu điểm là thời gian tính toán nhanh do hạn chế kết cấu làm việc trong giai đoạn đàn hồi, kết quả tính toán có sai số chấp nhận được. Tuy nhiên, nhược điểm của các phương pháp này là không xét được sự tương thích của các phần tử khi làm việc chung trong một hệ kết cấu và không mô tả được các dạng phá hoại và mất ổn định của toàn bộ công trình. Một hướng thứ hai là sử dụng các phương pháp phân tích trực tiếp, đặc biệt có xét đến tính phi tuyến (Nonlinear inelastic analysis). Tuy nhiên, khi phân tích bài toán phi tuyến đòi hỏi thời gian lớn hơn nhiều so với bài toán tuyến tính. Vấn đề này đặc biệt đáng kể đối với các bài toán đòi hỏi số lần phân tích kết cấu lớn như: bài toán tối ưu hay tính toán độ tin cậy của công trình.
    • Luận án tiến sĩ cơ khí
    • Chuyên ngành Cơ học vật rắn
    • Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. Nguyễn Tiến Chương, PGS. TS. Trương Việt Hùng
    • Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Thúy
    • Số trang: 141
    • File PDF-TRUE
    • Ngôn ngữ: Tiếng Việt
    • Đại học Thủy lợi 2023
    Link Download
    https://luanvan.moet.gov.vn/?page=1.13&view=42420
    https://drive.google.com/file/d/1P8xssJfvjZKe6B2dbHdiznUvCWsQbpOD
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1
     

Share This Page