Phương ngữ ngoài khả năng làm tăng thêm màu sắc địa phương cho các văn bản văn học nghệ thuật, còn có khả năng làm phong phú thêm cho vốn từ toàn dân (VTTD). Khi xét mối quan hệ giữa phương ngữ với các tác phẩm văn học, chúng ta không chỉ khảo sát phương ngữ để nhận thức, để biết được đặc điểm của các phương ngữ nói chung và phương ngữ Nam Bộ nói riêng vào ngôn ngữ văn học như thế nào cho có giá trị nghệ thuật. Điều này có nghĩa là đã thừa nhận rằng, ngay trong ngôn ngữ nhà trường, ngôn ngữ của nghệ thuật, cũng không có việc loại trừ phương ngữ, coi phương ngữ là một cái gì kém cỏi, cần phải tránh như một thói quen có hại tới sự trong sáng của ngôn ngữ, đồng thời, cũng không nên xem ngôn ngữ văn học nghệ thuật chỉ là ngôn ngữ của một phương ngữ. Thật ra, vấn đề này, từ lâu các nhà văn Việt Nam cũng đã có ý thức viết ngôn ngữ văn học sao cho toàn dân có thể hiểu, và dù họ là người địa phương nào cũng cố gắng viết theo ngôn ngữ toàn dân (NNTD). Luận văn thạc sĩ ngữ văn Chuyên ngành Ngôn ngữ học Người hướng dẫn: PGS. TS. Trần Thị Ngọc Lang Tác giả: Nguyễn Bình Khang Số trang: 213 File PDF-SCAN Ngôn ngữ: Tiếng Việt Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP. HCM 2009 Link Download https://drive.google.com/file/d/1PVmEC-6rHl-ZdS9eghfi-XaY04n06VSGhttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1