Tiếp xúc và tiếp biến văn hoá phương Tây ở Việt Nam từ nửa sau thế kỉ XIX là một vấn đề lớn trong lịch sử văn hoá Việt Nam, đặc biệt là vào những năm từ 1930-1945, khi quá trình tiếp xúc văn hoá Việt Nam – phương Tây đã trải qua một thời gian tương đối dài và đi vào thời kỳ tiếp biến “mạnh”, toàn diện nhất. Hiện thực xã hội của giai đoạn 1930-1945 được phản ánh sinh động và phong phú qua văn học Việt Nam thời kỳ này. Trong bức tranh hiện thực khá đa dạng đó nổi lên hiện tượng “Âu hóa”, chủ yếu gắn với cái nhìn phê phán của nhiều tác giả nổi tiếng như Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Ngô Tất Tố…, trong đó nổi bật nhất là Vũ Trọng Phụng. Luận văn thạc sĩ văn hóa Chuyên ngành Văn hóa học Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Văn Hiệu Tác giả: Phạm Thị Hồng Nhung Số trang: 104 File PDF-TRUE Ngôn ngữ: Tiếng Việt Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP. HCM 2009 Link Download https://drive.google.com/file/d/12U5oLsEXzmG4dB9gD2Rp2sLNT1IWbYlGhttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1