Luận Án Tiến Sĩ Âm Chuẩn, Tiết Tấu Trong Đào Tạo Violon Ở Việt Nam

Discussion in 'Chuyên Ngành Âm Nhạc Học' started by admin, Nov 23, 2017.

  1. admin

    admin Thư Viện Sách Việt Staff Member Quản Trị Viên

    [​IMG]
    Violon được du nhập vào Việt Nam từ những năm đầu thế kỷ XX, cùng với nhiều nhạc cụ giao hưởng phương Tây khác và nhạc cụ này ngày càng trở nên quen thuộc và phổ biến trong đời sống âm nhạc xã hội nước ta. Ngay từ những ngày đầu thành lập (năm 1956) Trường Âm nhạc Việt Nam (nay là Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam) đã đưa Violon vào chương trình giảng dạy, đào tạo chính quy. Trong lịch sử âm nhạc Việt Nam, cách đây mấy chục năm, chúng ta đã từng có thời kỳ có một nền âm nhạc phát triển, với sự kết hợp của những loại hình âm nhạc như nhạc kịch, giao hưởng, hợp xướng cùng với khí chất, sắc thái riêng của âm nhạc dân tộc để tạo nên bức tranh âm nhạc sinh động với những tác giả - tác phẩm tiêu biểu. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, do sự thiếu đầu tư cho các thể loại âm nhạc kinh điển - bác học từ khâu sáng tác đến biểu diễn nên đa số người dân không có nhu cầu thưởng thức loại hình nghệ thuật này, cũng như các nghệ sĩ cũng không có điều kiện và động lực để trình diễn các tác phẩm của các nhạc sĩ trong và ngoài nước hiện tại và trong quá khứ. Do đó, việc nghiên cứu về âm nhạc chuyên nghiệp, cả trong sáng tác, giảng dạy, trình diễn là góp phần đưa loại hình âm nhạc này đến gần hơn với công chúng, đồng thời có cơ sở lí luận trong việc đào tạo nghệ sĩ ở trình độ cao.
    • Tác giả: Nguyễn Văn Minh
      Đề tài: Âm chuẩn, tiết tấu trong đào tạo Violon ở Việt Nam
      Chuyên ngành: Âm nhạc học
      Mã số: 62.21.02.01.
      Người hướng dẫn: GS.TS.NSND. Ngô Văn Thành
      Ngày đăng: 20/10/2017
    Link Download
    http://www.vnam.edu.vn/rs/Document/NguyenVanMinh-LATS-Toanvan2.pdf
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1
     

Share This Page