Người Chăm có một nền văn hóa lâu đời, với sự đa dạng, phong phú về các loại hình và thể loại, từ tín ngưỡng, tôn giáo, nghi lễ, hội hè, phong tục, tập quán đến văn học, nghệ thuật. Trong đó, nghệ thuật âm nhạc truyền thống của người Chăm là một giá trị văn hóa đặc sắc, cấu thành và làm nên sự nổi trội của nền văn hóa này. Đối với người Chăm, âm nhạc là một thứ ngôn ngữ thiêng liêng, cao cả và trong sáng. Đó là thứ ngôn ngữ làm phương tiện giao lưu giữa con người với thần linh. Theo sử ký Trung Hoa có ghi lại chuyện Mã Tuấn Linh đến nước Lâm Ấp vào thế kỷ thứ IV và du khách này đã nhận thấy âm nhạc Chăm lúc đó có một tổ chức rất chặt chẽ và quy mô (Trần Văn Khê, 1983). Ngày nay, đến với các làng Chăm, chúng ta sẽ chứng kiến những nghi lễ, lễ hội đan xen dày đặc trong năm mang đậm chất tín ngưỡng. Bất kỳ một nghi lễ, lễ hội nào của họ cũng có âm nhạc và múa. Luận án tiến sĩ lịch sử Chuyên ngành Dân tộc học Người hướng dẫn: PGS.TS Thành Phần, PGS.TS Nguyễn Thanh Hà Tác giả: Đàng Năng Hòa Số trang: 277 File PDF-TRUE Ngôn ngữ: Tiếng Việt Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP. HCM 2021 Link Download https://drive.google.com/file/d/1rl4xV1YFI3VWpNtkuAEzNWNn46EhFpJahttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1