Ẩn Dụ Ý Niệm Về Tình Yêu Trong Thơ Mới 1932 - 1945 (Trên Cứ Liệu Thi Nhân Việt Nam Và Thơ Xuân Diệu, Nguyễn Bính)1. Luận án đã chỉ ra sự phong phú và đa dạng trong việc sử dụng chất liệu để kiến tạo miền Nguồn của các nhà Thơ mới khi ý niệm hóa tình yêu (có 21 miền Nguồn chiếu xạ đến miền Đích TÌNH YÊU). 2. Luận án cũng góp phần khẳng định cá tính sáng tạo,sự bứt phácũng như giá trị nhân văn trong tư duy thơ của các nhà Thơ mới so với các nhà thơ trung đại qua cách ý niệm hóa tình yêu. Cụ thể: Cùng viết về một chủ đề nhưng với lối tư duy vô ngã, thơ trung đại khắc họa tình yêu của con người mờ ảo, nhạt nhòa giữa thiên nhiên; còn Thơ mới với nền tư duy “dĩ nhân vi trung – lấy con người làm trung tâm” đã tạo nên cái tôi bản ngã, tình yêu của con người hiện lên chân thực, sống động, gần gũi. 3. Cũng qua so sánh, luận án đã chỉ ra được sự độc đáo trong cách ý niệm hóa tình yêu của hai nhà thơ tiêu biểu trong phong trào Thơ mới: Xuân Diệu và Nguyễn Bính; qua đó làm nổi bật được một khía cạnh phong cách của hai nhà thơ về quan niệm tình yêu. Luận án tiến sĩ Ngôn ngữ Chuyên ngành Ngôn ngữ Việt Nam Người hướng dẫn khoa học: GS.TSKH Lý Toàn Thắng Tác giả: Trần Văn Nam Số trang: 168 File PDF-TRUE Ngôn ngữ: Tiếng Việt Đại học Thái Nguyên 2017 Link download https://drive.google.com/file/d/1Xgyb0l9LCUjXgSdqwKm5dBkrRF_dbOKphttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1