Luận Án Tiến Sĩ Ảnh Hưởng Của Các Dạng Lập Địa Và Chế Độ Triều Lên Khả Năng Tích Lũy Cacbon Của Rừng Ngập Mặn

Discussion in 'Chuyên Ngành Môi Trường Đất & Nước' started by quanh.bv, Sep 25, 2018.

  1. quanh.bv

    quanh.bv Administrator Quản Trị Viên

    [​IMG]
    Ảnh Hưởng Của Các Dạng Lập Địa Và Chế Độ Triều Lên Khả Năng Tích Lũy Cacbon Của Rừng Ngập Mặn Tại Tỉnh Cà Mau
    Rừng ngập mặn đóng vai trò quan trọng trong việc tích lũy cacbon. Tuy nhiên, việc phá rừng ngập mặn trên thế giới cũng như ở Việt Nam và ĐBSCL đang diễn ra nghiêm trọng. Vấn đề này làm tăng việc phát thải khí CO2 do suy thoái và mất rừng và làm biến đổi khí hậu. Mặt khác, sự tồn tại và phân bố của cây rừng ngập mặn phụ thuộc vào một số những yếu tố môi trường đất và nước. Luận án nghiên cứu ảnh hưởng của các dạng lập địa và chế độ triều lên khả năng tích lũy cacbon của rừng ngập mặn tại tỉnh Cà Mau. Luận án tập trung vào (i) khảo sát các yếu tố môi trường đặc trưng của các dạng lập địa như: cao trình mặt đất, tần số ngập và độ sâu ngập triều, độ mặn của nước trong đất, pH, Eh, dung trọng và hàm lượng chất hữu cơ, (ii) khảo sát và đánh giá sinh khối và khả năng tích lũy cacbon của rừng ngập mặn tại các dạng lập địa và (iii) xác định ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đặc trưng của các dạng lập địa và chế độ triều đến khả năng tích lũy cacbon của rừng ngập mặn tại cửa sông Vàm Lũng và cửa sông Ông Trang, huyện Ngọc Hiển tỉnh Cà Mau.
    • Luận án tiến sĩ Môi trường
    • Chuyên ngành Môi trường Đất và Nước
    • Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Lê Tấn Lợi
    • Tác giả: Nguyễn Hà Quốc Tín
    • Số trang: 214
    • Kiểu file: PDF
    • Ngôn ngữ: Tiếng Việt
    • Đại học Cần Thơ 2018
    Link Download
    http://luanvan.moet.edu.vn/?page=1.32&view=31916
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1
     

Share This Page