Luận Án Tiến Sĩ Ảnh Hưởng Của Độc Tố Sắt Đối Với Lúa Trên Đất Phèn Đồng Bằng Sông Cửu Long Và Một Số Biện Pháp

Discussion in 'Chuyên Ngành Khoa Học Đất' started by quanh.bv, Jul 16, 2021.

  1. quanh.bv

    quanh.bv Administrator Quản Trị Viên

    [​IMG]
    Ảnh Hưởng Của Độc Tố Sắt Đối Với Lúa Trên Đất Phèn Đồng Bằng Sông Cửu Long Và Một Số Biện Pháp Khắc Phục Thiệt Hại Do Độc Tố Sắt Gây Ra – Trường Hợp Nghiên Cứu Tại Đồng Tháp Mười
    Từ các kết quả nghiên cứu, đề tài luận án đã rút ra một số kết luận sau:
    - Tình trạng ngộ độc sắt gây ảnh hưởng rất lớn đến năng suất lúa vụ Hè Thu trên phần lớn nhóm đất phèn thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Việc tích lũy Fe cao trong trong lá lúa gây nên hiện tượng ngộ độc sắt thể hiện qua triệu chứng bronzing, làm giảm năng suất lúa. Năng suất giống lúa IR 50404 đạt cao nhất khi hàm lượng Fets trong lá từ 200 – 350 mg/kg, năng suất lúa có xu hướng giảm khi hàm lượng Fets trong lá đạt trên 350 mg/kg và giảm mạnh khi hàm lượng Fets trong lá vượt 450 mg/kg.
    - Tăng nồng độ Fe2+ trong dung dịch dinh dưỡng làm tăng hàm lượng Fe tích lũy trong thân lá, giảm khả năng hút dinh dưỡng của cây lúa và giảm sinh trưởng. Trong hai giống lúa tham gia nghiên cứu, giống IR 50404 có khả năng chịu ngộ độc Fe2+ tốt hơn giống OM 5451.
    • Luận án tiến sĩ nông nghiệp
    • Chuyên ngành Khoa học đất
    • Người hướng dẫn khoa học: TS. Võ Đình Quang, TS. Nguyễn Quang Chơn
    • Tác giả: Trương Minh Ngọc
    • Số trang: 188
    • Kiểu file: PDF
    • Ngôn ngữ: Tiếng Việt
    • Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam 2021
    Link Download
    http://luanvan.moet.edu.vn/?page=1.32&view=37375
    https://drive.google.com/uc?id=1HGdBhYOCm3SaHQyEgF3XfcIMRGCXkE9I
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1
     

Share This Page