Luận Án Tiến Sĩ Ảnh Hưởng Của Phật Giáo Đến Đời Sống Văn Hóa Tinh Thần Của Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh

Discussion in 'Chuyên Ngành Xã Hội Học' started by admin, Apr 1, 2016.

  1. admin

    admin Thư Viện Sách Việt Staff Member Quản Trị Viên

    [​IMG]
    Văn hoá tinh thần là tổng thể các giá trị tinh thần, do hoạt động trí óc của con người sáng tạo, phát minh ra, nhằm thoả mãn những nhu cầu vật chất, tinh thần của con người. Nó biểu hiện trình độ phát triển tinh thần của mỗi dân tộc. Trong hơn 300 năm tồn tại ở Thành phố Hồ Chí Minh, Phật giáo đã ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến quan niệm, tư tưởng, đạo đức, lối sống, văn hoá - nghệ thuật trong đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Cho nên nghiên cứu sự ảnh hưởng này là cần thiết trong quá trình nâng cao đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân ở Thành phố Hồ Chí Minh. Phật giáo du nhập và phát triển ở Thành phố Hồ Chí Minh dựa trên những điều kiện về kinh tế - xã hội, tiền đề văn hoá, tư tưởng. Trong quá trình tồn tại, Phật giáo đã hình thành nên các đặc điểm: Sự đa dạng của các hệ phái, tổ chức, tính dung hợp mạnh về văn hoá, tính linh hoạt và tính nhập thế cao. Trong quá trình ảnh hưởng đến đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Phật giáo đã tham gia chống giặc ngoại xâm, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc; những chuẩn mực của đạo đức Phật giáo có tác dụng điểu chỉnh hành vi, nhân cách con người; các hoạt động văn hoá - nghệ thuật của Phật giáo làm cho đời sống văn hoá tinh thần người dân thêm phong phú, đa dạng. Tuy nhiên, bên cạnh những ảnh hưởng tích cực, Phật giáo và các hoạt động của Phật giáo đã phát sinh những tiêu cực như sự cấu kết của một số phần tử cực đoan trong Phật giáo với các thế lực thù địch chống phá chế độ; một số nội dung trong giáo lý, giới luật, lễ nghi của Phật giáo lạc hậu so với sự phát triển của xã hội; một số tín đồ đạo Phật vi phạm giới luật; việc sửa chữa, xây dựng các công trình Phật giáo chắp vá, một số nghi lễ có xu hướng phô trương. Để khắc phục những hạn chế đó, chính quyền Thành phố, Thành hội Phật giáo và nhân dân cần thực hiện các giải pháp mang tính định hướng: Đổi mới nhận thức về tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng đối với các cơ quan Đảng, Nhà nước, cán bộ, đảng viên, nhân dân; thực hiện tốt các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố nhằm nâng cao đời sống vật chất và đời sống văn hoá tinh thần cho đồng bào Phật giáo; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác Phật giáo; đẩy mạnh tuyên truyền chính sách tôn giáo cho nhân dân; đảm bảo cho Phật giáo thực hiện tốt đường hướng hành đạo; định hướng cho công tác quản lý Nhà nước đối với Phật giáo; tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với Phật giáo; đấu tranh ngăn chặn lợi dụng tín ngưỡng của Phật giáo; bảo tồn, phát huy những giá trị văn hoá, đạo đức tốt đẹp của Phật giáo.
    • Luận án tiến sĩ triết học
    • Chuyên ngành chủ nghĩa duy vật biện chứng
    • Tác giả: Thân Ngọc Anh
    • Hướng dẫn: Vũ Văn Gầu
    • 287 Trang
    • File PDF
    • Trường ĐH Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn 2012
    Link Download
    http://www.vnulib.edu.vn:8000/dspace/handle/123456789/4645
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1
     

Share This Page