Luận Văn Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Thời Điểm Bổ Sung Bột Gạo Và Rỉ Đường Lên Thủy Sinh Vật Trong Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng

Discussion in 'Chuyên Ngành Nuôi Trồng Thủy Sản' started by Chrisbob, May 21, 2020.

  1. Chrisbob

    Chrisbob Member

    [​IMG]
    Đề tài được thực hiện từ tháng 11/2014 đến tháng 3/2015, tại Trại Thực Nghiệm Thủy Sản khoa Sinh học Ứng Dụng – Trường Đại Học Tây Đô, đề tài gồm 6 nghiệm thức theo từng thời điểm bổ sung bột gạo và rỉ đường khác nhau với tỷ lệ C:N là 15:1, mỗi nghiệm thức được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên, vật liệu thí nghiệm là tôm thẻ chân trắng 2,75 ± 0,176 g/con, bể bố trí thí nghiệm được cấp với thể tích 500 lít nước, với mật độ 150 con/m3. Về mật độ động – thực vật trong các nghiệm thức: Nghiệm thức bổ sung bột gạo suốt vụ nuôi (60 ngày) và nghiệm thức bổ sung rỉ đường 15 ngày đầu – bột gạo 45 ngày cuối có số lượng động – thực vật ở mức tương đối cao đa số thuộc các loài tôm có thể ăn được, từ đó làm tăng nguồn thức ăn tư nhiên cho tôm nuôi. Mật độ vi khuẩn tổng và vi khuẩn Vibrio ở các nghiệm thức tuy có sự biến động nhưng không vượt quá giới hạn để có thể gây hại cho tôm nuôi. Ở nghiệm thức bổ sung bột gạo suốt vụ nuôi, mật độ vi khuẩn tổng đạt giá trị cao nhất là 3,5*105 CFU/mL chứng tỏ môi trường nước bể nuôi của nghiệm thức này chưa đến mức bị ô nhiễm ảnh hưởng đến tôm nuôi, mật độ vi khuẩn Vibrio đạt giá trị cao nhất là 4*103 CFU/mL. Tương tự, nghiệm thức bổ sung rỉ đường 15 ngày đầu – bột gạo 45 ngày cuối, mật độ vi khuẩn tổng đạt giá trị cao nhất là 5,9*105 CFU/mL và mật độ vi khuẩn Vibrio cao nhất đạt 1,6*103 CFU/mL. So với các nghiệm thức khác trong thí nghiệm, nghiệm thức được bổ sung bột gạo suốt vụ nuôi với tỷ lệ sống đạt 97,3 ± 4,62 %, năng suất đạt 2,19 ± 0,038 kg/m3 và nghiệm thức được bổ sung rỉ đường 15 ngày đầu – bột gạo 45 ngày cuối với tỷ lệ sống đạt 91,8 ± 8,33 %, năng suất đạt 2,22 ± 0,255 kg/m3 là hai nghiệm thức có tỷ lệ sống và năng suất thu được đạt giá trị cao nhất khi kết thúc thí nghiệm. Khi mật độ động – thực vật đạt giá trị cao với đa số các loài trong nghiệm thức là nguồn thức ăn tốt cho tôm, cùng với mật độ vi khuẩn tổng - vi khuẩn Vibrio không vượt quá mức giới hạn cho phép trong hệ thống nuôi thì tỷ lệ sống và năng suất thu được ở cuối vụ sẽ đạt mức giá trị cao nhất. Vì vậy, khi nuôi tôm thẻ chân trắng theo quy trình biofloc với thời điểm bổ sung bột gạo và rỉ đường theo nghiệm thức bổ sung bột gạo suốt vụ nuôi (60 ngày) và bổ sung rỉ đường 15 ngày đầu – bột gạo 45 ngày cuối là tốt nhất.
    • Luận văn tốt nghiệp đại học
    • Chuyên ngành nuôi trồng thủy sản,
    • Tác giả: Hồ Thị Minh Thi
    • Hướng dẫn: Ths. Tạ Văn Phương
    • 16 Trang
    • File PDF-True
    • Trường ĐH Tây Đô 2015
    Link download
    http://115.74.210.103:81/tailieuso/handle/123456789/135
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1
     
    Last edited by a moderator: May 21, 2020

Share This Page