Trong xu thế toàn cầu hóa, điều ước quốc tế có một vai trò ngày càng quan trọng bởi nó không chỉ là nguồn cơ bản của luật quốc tế, tham gia điều chỉnh hầu hết các lĩnh vực của đời sống quốc tế mà còn là công cụ hữu hiệu trong việc thực hiện chính sách đối ngoại của mỗi quốc gia. Theo nguyên tắc Pacta-sunt-servanda, khi các quốc gia bằng những hành vi khác nhau biểu thị việc chấp nhận sự ràng buộc với điều ước (ký, phê chuẩn, phê duyệt, gia nhập… điều ước quốc tế), quốc gia phải tận tâm thực hiện nghĩa vụ thành viên. Điều đó cũng có nghĩa là các quốc gia thành viên chấp nhận sự ràng buộc với nội dung quy định của điều ước đó. Tuy nhiên, có nhiều điều ước quốc tế đã chấp nhận khả năng các quốc gia không bị ràng buộc bởi một hoặc một số điều khoản của điều ước thông qua hoạt động bảo lưu điều ước quốc tế. Hoạt động bảo lưu có ý nghĩa quan trọng đối với quốc gia khi tham gia điều ước quốc tế. Nó được coi là giải pháp vừa đảm bảo việc thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thành viên điều ước quốc tế vừa đảm bảo quyền, lợi ích của quốc gia. Đề tài nghiên cứu khoa học Chủ nhiệm: Ts Nguyễn Thị Kim Ngân Thư ký đề tài: NCS. Ths. Đỗ Quí Hoàng 236 Trang File PDF-TRUE ĐH Luật Hà Nội 2017 Link download https://drive.google.com/file/d/1hM4uFCG26GPW7Uyic6hDEcsqO64wdFbYhttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1