Luận Văn Tốt Nghiệp Biến Động Các Yếu Tố Môi Trường Trong Ao Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Thâm Canh Theo Quy Trình Biofloc

Discussion in 'Chuyên Ngành Nuôi Trồng Thủy Sản' started by Chrisbob, May 21, 2020.

  1. Chrisbob

    Chrisbob Member

    [​IMG]
    Nghiên cứu được thực hiện tại trại tôm Kỉnh-Thanh từ tháng 5-8/2014 nhằm theo dõi sự biến động của các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sinh trưởng, tỷ lệ sống và năng suất của tôm thẻ chân trắng theo quy trình biofloc. Thí nghiệm được thực hiện trên 6 ao với diện tích 3.000 m2, mật độ 100 (con/m3), chia làm 2 nghiệm thức: nghiệm thức bổ sung bột gạo với tỷ lệ C:N đạt 10:1 và được ủ trong vòng 48 giờ và nghiệm thức nuôi theo mô hình truyền thống để đối chứng. Hai nghiệm thức được lặp lại 3 lần và bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên. Kết quả thí nghiệm cho thấy ở nghiệm thức biofloc các hàm lượng vật chất trong môi trường tăng cao như độ đục, COD, TSS và điều này làm giảm hàm lượng oxy hòa tan cũng như tăng hàm lượng CO2. Trong nghiệm thức nuôi tôm theo biofloc tốc độ chuyển hóa đạm nitơ TAN (58%), NO2- (19%), NO3- (23%) nhanh hơn tốc độ chuyển hóa đạm nitơ với TAN chiếm 71%, NO2- chiếm 9%, NO3- chiếm 20% trong nghiệm thức nuôi tôm truyền thống. Trong ao nuôi tôm theo biofloc môi trường nước cải thiện, giảm hàm lượng chất gây độc nhanh hơn giúp tôm tăng trưởng, phát triển vì thế tỷ lệ sống ở nghiệm thức biofloc đạt 71% cao gấp 1,28 lần so với nghiệm thức đối chứng. Năng suất tôm nuôi ở nghiệm thức biofloc đạt 9,33 tấn/ha cao gấp 1,63 lần so với nghiệm thức đối chứng 5,73 tấn/ha. Qua phân tích kết quả thí nghiệm cho thấy nuôi tôm thẻ chân trắng theo quy trình biofloc cho tỷ lệ sống và năng suất cao hơn nuôi theo truyền thống.
    • Luận văn tốt nghiệp đại học
    • Chuyên ngành nuôi trồng thủy sản,
    • Tác giả: Phạm Thị Ngọc Trúc
    • Hướng dẫn: Ths. Tạ Văn Phương
    • 26 Trang
    • File PDF-True
    • Trường ĐH Tây Đô 2015
    Link download
    http://115.74.210.103:81/tailieuso/handle/123456789/138
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1
     
    Last edited by a moderator: May 21, 2020

Share This Page