Luận Văn Tốt Nghiệp Bước Đầu Thanh Lọc Gen Kháng Rầy Nâu Trên Một Số Giống Lúa Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long Bằng Dấu Phân

Discussion in 'Chuyên Ngành Công Nghệ Sinh Học' started by quanh.bv, Nov 2, 2020.

  1. quanh.bv

    quanh.bv Administrator Quản Trị Viên

    [​IMG]
    Rầy nâu (Nilaparvata lugens Stal.) là côn trùng gây hại lớn nhất ảnh hưởng tới sản lượng lúa gạo ở nước ta cũng như các nước khác trên thế giới. Ứng dụng marker phân tử để xác định các gen kháng rầy nâu (BPH) là biện pháp hữu hiệu và quan trọng trong chọn tạo các giống lúa có khả năng kháng rầy nâu. Trong nghiên cứu này, năm marker phân tử SSR (Simple Sequence Repeats) gồm RM190, RM227, RM260, RM17 và RM273 được sử dụng để khảo sát gen kháng rầy nâu trên lúa. Phân tích sản phẩm trên gel agarose 3% cho thấy RM227, RM260 và RM273 cho ra kết quả đơn hình (có kích thước band DNA bằng nhau) trong khi đó RM190 và RM17 cho kết quả đa hình. Tuy nhiên, chỉ có marker RM190 cho thấy có sự liên kết với gen kháng rầy nâu trên lúa. Marrker RM190 cho kích thước band DNA khoảng 130bp là mẫu thể hiện tính kháng rầy và kích thước khoảng 120bp là mẫu thể hiện tính nhiễm rầy. Do đó, RM190 có hiệu quả trong việc chọn tạo giống lúa kháng rầy nâu ở Đồng bằng sông Cửu Long.
    • Luận văn tốt nghiệp
    • Chuyên ngành Công nghệ sinh học
    • Giáo viên hướng dẫn: Ts. Trần Nhân Dũng
    • Tác giả: Phạm Thị Phương Thúy
    • Số trang: 67
    • Kiểu file: PDF
    • Ngôn ngữ: Tiếng Việt
    • Đại Học Cần Thơ 2010
    Link Download
    https://drive.google.com/uc?id=1xyEEx28ergWWddRe6SqCJlQBx_qBj7bG
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1
     

Share This Page