Trong lịch sử phát triển âm nhạc Phương Tây, âm nhạc thính phòng được định hình vào giữa thế kỷ XVI với sự phân biệt giữa nhạc nhà thờ và nhạc thính phòng trong các thể loại dành cho thanh nhạc. Cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XVIII, âm nhạc thính phòng bắt đầu phát triển mạnh ở các thể loại âm nhạc dành cho nhạc cụ hay còn gọi là khí nhạc với nhiều trường phái khác nhau. Nửa sau thế kỷ XVIII, cùng với tên tuổi của các nhạc sĩ: Franz Joseph Haydn, Wolfgang Amadeus Mozart, Ludwig Van Beethoven đã hình thành các thể loại âm nhạc hòa tấu thính phòng cổ điển như: song tấu, tam tấu, tứ tấu, ngũ tấu… Âm nhạc hòa tấu thính phòng có thể diễn tả mọi cảm xúc, hình tượng nghệ thuật một cách phong phú nên đã thu hút được nhiều nhạc sĩ thiên tài từ cổ điển đến hiện đại. Ngoài các nhạc sĩ đã kể trên còn có Johannes Brahms, Antonín Dvorák, Bedrich Smetana, EdvardGrieg, César Franck, Alexander Borodin, Sergei Rachmaninov… (thế kỷ XIX), Achille Claude Debussy, Maurice Ravel, Max Reger, Béla Bartók, Sergey Prokofiev, Dmitry Shostakovich… (thế kỷ XX). Luận án tiến sĩ Âm nhạc Chuyên ngành Âm nhạc học Hướng dẫn: PGS.TS Phạm Tú Hương Tác giả: Phạm Nghiêm Việt Anh Số trang: 164 Kiểu file: PDF-TRUE Ngôn ngữ: Tiếng Việt Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam 2023 Link download https://luanvan.moet.gov.vn/?page=1.13&view=43375 https://drive.google.com/file/d/1wPVyX9Ujr38NC1OqXCLlTPz4NM7ikKbMhttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1