Đặt vấn đề: Ghép thận được xem là phương pháp điều trị thay thế thận cho những bệnh nhân (BN) bệnh thận mạn giai đoạn cuối (BTMGĐC) hiệu quả hơn so với thận nhân tạo. Tầm soát và điều trị các yếu tố nguy cơ bệnh lý tim mạch là mục tiêu quan trọng để đảm bảo thành công lâu dài ghép thận. Các yếu tố bao gồm: tăng huyết áp, phì đại thất trái, béo phì, đái tháo đường khởi phát sau ghép và rối loạn lipid máu. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu. BN BTMGĐC được ghép thận từ năm 2014 đến năm 2017 và hiện đang được theo dõi tại phòng khám ghép thận Bệnh viện Chợ Rẫy. Hồi cứu hồ sơ trước và sau ghép thận: đặc điểm lâm sàng, xét nghiệm máu, siêu âm tim, thuốc điều trị. Kết quả: Từ tháng 1/2014 đến tháng 12/2017 có 296 BN được ghép thận và tái khám. Tỉ lệ THA hồi phục sau ghép trên 239 BN là 19,25%; tỉ lệ THA khởi phát sau ghép là 65,71% (trên 35 BN không THA trước ghép). ĐTĐ khởi phát sau ghép là 5,4%; tuổi từ trên 50 tăng 8,36 lần, BMI từ trên 23 tăng 3,24 lần nguy cơ (p < 0,05). Nhóm BN điều trị với cyclosporine có cholesterol toàn phần, triglyceride, đường huyết đói cao hơn và HDL-C thấp hơn nhóm BN điều trị với tacrolimus. Sự thoái triển phì đại thất trái sau ghép liên quan giới tính, BMI và điều trị huyết áp trước ghép (p < 0,05). Kết luận: THA khởi phát sau ghép trên BN không THA trước ghép là phổ biến. Điều trị với tacrolimus hạn chế các rối loạn chuyển hoá sau ghép so với cyclosporine. BN tuổi từ trên 50 và BMI từ trên 23 có nguy cơ cao mắc đái tháo đường mới khởi phát sau ghép. Luận án tiến sĩ y học Chuyên ngành Nội khoa Người hướng dẫn: PGS.TS.BS Hồ Huỳnh Quang Trí, PGS.TS.BS Hoàng Văn Sỹ Tác giả: Nguyễn Tất Đạt Số trang: 177 Kiểu file: PDF-TRUE Ngôn ngữ: Tiếng Việt Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh 2024 Link Download https://luanvan.moet.gov.vn/?page=1.4&view=43617 https://drive.google.com/file/d/1QmSqfooUAJ2yxEYiw-Hi9Fgk-tmi00bWhttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1