Trong những năm gần đây, tình hình tội phạm có tính quốc tế và người nước ngoài phạm tội ở Việt Nam diễn biến rất phức tạp, với nhiều phương thức, thủ đoạn mới. Vì vậy, cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm phải được tổ chức một cách khoa học; các lực lượng vũ trang nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng phải chủ động phòng ngừa, tích cực tấn công tội phạm; phải đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống tội phạm thể hiện bằng việc ký các hiệp định tương trợ tư pháp với các nước, dẫn độ tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành án, trao đổi thông tin về tình hình tội phạm có liên quan lẫn nhau và phối hợp truy bắt tội phạm bị truy nã. Ngoài ra, chúng ta còn phải liên kết và phối hợp với các quốc gia trong đấu tranh phòng, chống tội phạm thông qua việc gia nhập Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế (Interpol), Tổ chức Hình sự Quốc tế (ICC) hay Tổ chức Cảnh sát khối Asean; tham dự các chương trình của Liên Hiệp Quốc như Chương trình kiểm soát ma túy quốc tế, Chương trình toàn cầu chống tẩy rửa tiền, Chương trình toàn cầu chống buôn bán người, Công ước của Liên Hiệp Quốc về chống buôn lậu ma túy và các chất hướng thần… Luận án tiến sĩ ngữ văn Chuyên ngành ngôn ngữ học so sánh đối chiếu Tác giả: Nguyễn Thị Bích Thường Hướng dẫn: Đặng Ngọc Lệ 205 Trang File PDF-TRUE Trường ĐH Khoa Học Xã Hội & Nhân Văn 2014 Link download https://ir.vnulib.edu.vn/handle/VNUHCM/4917https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1