Cảm Nhận Hạnh Phúc Của Thanh Thiếu Niên Trong Mối Quan Hệ Với Gia ĐìnhNgay từ xa xưa, con người đã có nhu cầu đi tìm câu trả lời hạnh phúc là gì, làm thế nào để có được hạnh phúc. Khi xã hội càng phát triển thì nhu cầu đó ngày càng nâng cao hơn. Hạnh phúc chính là mục tiêu và là động lực thúc đẩy con người phát triển. Chính vì vậy, hạnh phúc không chỉ là ước muốn của mỗi cá nhân mà còn là vấn đề được quan tâm nghiên cứu của các nhà triết học, tôn giáo học, xã hội học, kinh tế học…và tất nhiên là cả trong lĩnh vực tâm lý học. Phạm trù hạnh phúc là một phạm trù nghiên cứu phức tạp và được tranh luận nhiều (Ryan & Deci, 2001a, b). Trong tâm lý học, các hướng nghiên cứu về cảm nhận hạnh phúc khởi nguồn từ đầu thế kỷ thứ XX và cho đến những năm 1980 – 1990 mới bắt đầu nở rộ. Nổi bật là các nghiên cứu của các tác giả như Diener (1984,1985, 2000, 2009, 2010), Keyes (1998, 2004), Ryff (1989, 1995, 2013), Hitokoto & Uchida (2015) với các hướng nghiên cứu cảm nhận hạnh phúc ở nhiều chiều cạnh khác nhau. Luận án tiến sĩ xã hội Chuyên ngành Tâm lý học Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Hằng Tác giả: Đào Lan Hương Số trang: 271 Kiểu file: PDF Ngôn ngữ: Tiếng Việt Đại Học Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn - Đại Học Quốc Gia Hà Nội 2020 Link Download https://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/97918 https://drive.google.com/uc?id=13UZ8vDUK2S0gBfAKIMB6--H1azkk5IRJhttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1