Cảm Thức Sử Thi Trong Sáng Tác Của Chu Lai Sau 1986 (Khảo Sát Qua Vòng Tròn Bội Bạc Và Ăn Mày Dĩ Vãng)Khuynh hướng sử thi là khuynh hướng chủ đạo và nổi bật của nền văn học cách mạng - giai đoạn văn học 1945 - 1975. Tuy nhiên, từ sau 1975, khi đất nước được giải phóng nền văn học Việt Nam đã có nhiều đổi mới. Cùng với sự thay đổi của bối cảnh xã hội và nhằm đáp ứng nhu cầu thị hiếu mới của độc giả, trên văn đàn cảm hứng thế sự dần chiếm ưu thế so với cảm hứng sử thi. Đặc biệt từ năm 1986, với Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI, văn học Việt Nam đã những cách tân sâu sắc, một diện mạo mới của văn học đã được hình thành. PGS. TS. Nguyễn Đăng Điệp đã nhận định trong Báo cáo Đề dẫn: “Trong lĩnh vực văn học nghệ thuật, sự nghiệp đổi mới đã tạo nên những luồng cảm hứng mới, niềm say mê mới. Nhìn một cách tổng thể, nhận thức của nhà văn về bản chất sáng tạo nghệ thuật được nâng cao hơn, ý thức cầm bút sâu sắc hơn, những tìm tòi đổi mới về phương thức thể hiện được khuyến khích. Theo đó, văn học thời kì Đổi mới là một thực thể đa dạng, phong phú, thấm đầy tinh thần nhân văn hiện đại”. Luận văn tốt nghiệp Chuyên ngành Văn học Việt Nam Người hướng dẫn: TS. Thành Đức Bảo Thắng Tác giả: Nguyễn Thị Ngọc Số trang: 55 Kiểu file: PDF Ngôn ngữ: Tiếng Việt Đại học Sư Phạm Hà Nội 2 2019 Link Download http://thuvien.hpu2.edu.vn/index.ph...eu&op=Tin-hoc/Microsoft-PowerPoint-2007-15248 https://drive.google.com/uc?id=1gds1ElY1hmjPC1Z7CW5mqacqsgHHcTVJhttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1