Cảnh Huống Ngôn Ngữ Ở Thái NguyênThái Nguyên là tỉnh miền núi thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam, có diện tích tự nhiên là 3.541,67 km2; dân số trên 1,1 triệu người. Thái Nguyên là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ. Thái Nguyên cũng là nơi hội tụ nền văn hóa của các dân tộc miền núi phía Bắc, là đầu mối các hoạt động văn hóa, giáo dục của cả vùng núi phía Bắc rộng lớn. Thái Nguyên là một tỉnh có nhiều dân tộc. Tại đây chủ yếu có 8 dân tộc anh em cùng chung sống - đó là Kinh, Tày, Nùng, Sán Dìu, Mông, Sán Chay, Hoa và Dao. Có dân tộc thuộc nguồn gốc bản địa như người Kinh, người Tày. Có dân tộc nhập cư trong những thế kỉ gần đây như Nùng, Dao, Sán Chay, Sán Dìu. Song tất cả đều hoà nhập trong một cộng đồng cùng sống trên một lãnh thổ có chung một tiến trình phát triển lịch sử, văn hoá, ý thức, tâm lý. Đồng bào các dân tộc thiểu số ở Thái Nguyên chiếm gần 25% dân số, tập trung chủ yếu ở địa bàn miền núi, vùng cao của các huyện Định Hóa, Võ Nhai, Đại Từ, Phú Lương, Đồng Hỷ. Luận văn thạc sĩ Ngôn ngữ Chuyên ngành Ngôn ngữ học Người hướng dẫn khoa học: GS-TS Nguyễn Đức Tồn Tác giả: Dương Thị Thanh Hoa Số trang: 147 Kiểu file: PDF Ngôn ngữ: Tiếng Việt Đại học Thái Nguyên 2010 Link Download http://tailieudientu.lrc.tnu.edu.vn/Chi-tiet/canh-huong-ngon-ngu-o-thai-nguyen-5103.htmlhttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1