Tiếp cận “Câu điều kiện tiếng Việt” từ góc độ ngữ nghĩa (hay logic ngữ nghĩa), nội dung chính của Luận án là đi sâu phân tích ngữ nghĩa điều kiện cùng những phương tiện hình thức biểu hiện điều kiện tiếng Việt. Dựa trên hai tiêu chí ngữ nghĩa cốt lõi của quan hệ điều kiện là quan hệ nhân quả và tính giả định, Luận án đưa ra một đề nghị phân loại câu điều kiện tiếng Việt (9 tiểu loại). Theo khả năng hành chức của các yếu tố trong các loại nghĩa điều kiện khác nhau, các phương tiện hình thức được tập hợp thành ba nhóm: (i) nhóm một hành chức trong phạm vi nhiều tiểu loại, (ii) nhóm hai chỉ hành chức trong phạm vi một tiểu loại, (iii) nhóm ba hành chức cả trong loại câu điều kiện lẫn các loại câu ngoài phạm vi điều kiện. Luận án cũng vận dụng các lý thuyết ngữ dụng học để khảo sát một số hiện tượng, biểu hiện của câu điều kiện tiếng Việt trong những tình huống giao tiếp hiện thực: lý thuyết hành động ngôn từ với hiệu lực tại lời gián tiếp; lý thuyết hội thoại với nguyên lý cộng tác và lịch sự; cấu trúc thông báo với vai trò “cái cho sẵn” của M1. Mục đích của phần này chỉ ra rằng ngữ nghĩa điều kiện như đã phân tích ở trên (là cái mà tự thân ý nghĩa các từ và các cú đoạn trong phát ngôn có thể có) có thể có ý nghĩa khác trong giao tiếp ngôn ngữ cụ thể. Luận án tiến sĩ ngữ văn Chuyên ngành ngôn ngữ học so sánh Hướng dẫn: Ts Lê Toàn Thắng Tác giả: Lê Thị Minh Hằng 232 Trang File PDF-TRUE ĐH Khoa Học Xã Hội & Nhân Văn 2005 Link download https://drive.google.com/file/d/1Z7JHypcjTbk5sTx6J27NIvAqPP9c2LwOhttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1