Đề cập tính kế thừa trong sự phát triển của tư tưởng triết học, F.Engels1 viết: “Tư duy lý luận chỉ là một đặc tính bẩm sinh dưới dạng năng lực của người ta mà có thôi. Năng lực ấy cần phải được phát triển hoàn thiện và muốn hoàn thiện nó thì cho tới nay không có một cách nào khác hơn là nghiên cứu toàn bộ triết học thời trước” [41, tr.487]. Nhận định đó cho thấy, việc tìm hiểu tư tưởng của quá khứ, rút ra ý nghĩa và những bài học cho cuộc sống hiện tại luôn luôn là nhu cầu cần thiết. Triết học cổ điển Đức ra đời trong hoàn cảnh lịch sử nước Đức hết sức phức tạp và đầy mâu thuẫn. Nó là sản phẩm tất yếu của hoàn cảnh kinh tế - xã hội Đức nửa cuối thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX, với những mâu thuẫn kinh tế - xã hội và tư tưởng phát sinh trong lòng xã hội đó. Luận án tiến sĩ Triết học Chuyên ngành Triết học Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Trọng Nghĩa, TS. Hồ Anh Dũng Tác giả: Phạm Hoài Phương Số trang: 203 File DOC Ngôn ngữ: Tiếng Việt Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP. HCM 2018 Link Download https://docs.google.com/document/d/16qS5hQrrlnQSNiMnRJmqf6GvK4l_Hz5Ohttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1