Luận Án Tiến Sĩ Cơ Cấu Tổ Chức Và Cơ Chế Hoạt Động Của Cơ Quan Giám Sát Triều Nguyễn Giai Đoạn 1802-1885

Discussion in 'Chuyên Ngành Xã Hội Học' started by admin, May 5, 2016.

  1. admin

    admin Thư Viện Sách Việt Staff Member Quản Trị Viên

    [​IMG]
    1. Trên cơ sở hệ thống hóa, khái quát hóa các công trình, bài viết của các học giả đi trước, với cách nhìn độc lập, Luận án đã hệ thống hóa một cách toàn diện và đầy đủ về quá trình ra đời, cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ tổ chức giám sát dưới các triều đại quân chủ ở Việt Nam trước triều Nguyễn, khái quát về tổ chức giám sát dưới các triều đại quân chủ ở Trung Quốc, nhất là triều Thanh. Đây chính là cơ sở, nền tảng cho việc nghiên cứu về quá trình ra đời, kiện toàn và cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan giám sát triều Nguyễn giai đoạn 1802 – 1885, chế độ khen thưởng, xử phạt của triều Nguyễn đối với cơ quan giám sát.

    2. Luận án đã xem xét, đối sánh giữa cơ quan giám sát triều Nguyễn trong mối liên hệ, so sánh với cơ quan giám sát của các triều đại quân chủ ở Việt Nam trước triều Nguyễn và triều Thanh ở Trung Quốc. Từ đó, đánh giá sự kế thừa có chọn lọc và sáng tạo từ các triều đại quân chủ ở Việt Nam trước triều Nguyễn và triều Thanh (Trung Quốc). Đồng thời, khẳng định vai trò của cơ quan giám sát cũng như ảnh hưởng của vua, triều đình và hệ thống bộ máy nhà nước đối với tổ chức này.

    3. Từ nghiên cứu về cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, Luận án đi sâu phân tích nhằm làm rõ thực tiễn hoạt động, cơ chế hoạt động và mối quan hệ của cơ quan giám sát với các cơ quan khác trong bộ máy hành chính của triều Nguyễn giai đoạn 1802 – 1885. Trong đó, cơ chế hoạt động được luận án đi sâu phân tích trên hai khía cạnh là cơ chế độc lập và cơ chế phối hợp, liên kết. Về cơ chế độc lập được thể hiện trên các hoạt động như: trong can gián vua và hoàng thân quốc thích; trong các hoạt động hội triều và nghe chính sự; trong giám sát hoạt động của các bộ, nha; trong giám sát hoạt động của hệ thống quan lại và các đạo… Về cơ chế phối hợp liên kết, đó là: trong nội bộ cơ quan giám sát; phối hợp giữa Đô sát viện, bộ Hình và Đại lý tự (Tam Pháp ty); trong hoạt động kinh lược…
    • Luận án tiến sĩ lịch sử
    • Chuyên ngành lịch sử Việt Nam
    • Mã số: 62.22.03.13
    • Họ tên nghiên cứu sinh: Ngô Đức Lập
    • Người hướng dẫn: PGS.TS. Đỗ Bang
    • 222 Trang
    • File PDF
    • Trường ĐH Khoa Học Huế 2013
    Link Download
    http://hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/490/1.NgoDucLap-Tom tat.pdf
    http://hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/490/2.NgoDucLap-Noi dung.pdf
    http://hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/490/3.NgoDucLap-Dong gop moi.pdf
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1
     

Share This Page