Luận Án Tiến Sĩ Đa Dạng Khuê Tảo Ở Rừng Ngập Mặn Cần Giờ Và Ven Biển Đồng Bằng Sông Cửu Long

Discussion in 'Chuyên Ngành Sinh Thái Học' started by quanh.bv, Oct 1, 2016.

  1. quanh.bv

    quanh.bv Guest

    [​IMG]
    Đa Dạng Khuê Tảo Ở Rừng Ngập Mặn Cần Giờ Và Ven Biển Đồng Bằng Sông Cửu Long
    Trong hệ sinh thái ngập mặn, khuê tảo (tảo silic) là sinh vật sơ cấp quan trọng của nhiều chuỗi thức ăn. Đa dạng loài và mật độ mảnh vỏ tảo silic cao làm tăng sinh khối sơ cấp cho chuỗi thức ăn và góp phần ổn định nền trầm tích theo thời gian. Tảo silic còn được sử dụng như sinh vật chỉ thị đánh giá ô nhiễm môi trường. Nghiên cứu này không chỉ so sánh độ đa dạng loài và mật độ mảnh vỏ tảo silic bám trên bốn kiểu giá thể giữa các kiểu sinh cảnh rừng tại ba kiểu rừng ngập mặn ven bờ trong mùa khô và mưa mà còn tìm mối tương quan giữa chúng với một số yếu tố lý-hóa tính của tầng đất bề mặt. Các chỉ số đa dạng và mật độ mảnh vỏ tảo silic có sự khác biệt rõ rệt giữa: các kiểu rừng ngập mặn ven bờ; các kiểu sinh cảnh rừng và hai mùa. Nghiên cứu cũng đã tìm thấy mối quan hệ rất rõ giữa một số loài tảo silic với các yếu tố môi trường và một vài loài tảo silic chỉ thị cho môi trường bị ô nhiễm chất hữu cơ.
    • Luận án tiến sĩ sinh học
    • Chuyên ngành sinh thái học
    • Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thanh Tùng, TS. Lê Xuân Thuyên
    • Tác giả: Nguyễn Thị Gia Hằng
    • Số trang: 163
    • Kiểu file: PDF
    • Ngôn ngữ: Tiếng Việt
    • Đại học Khoa học Tự nhiên 2014
    Link Download
    http://tracuu.thuvientphcm.gov.vn:8081/Overview/2786/3089/4/2276/0/0/

    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1
     

Share This Page