Luận Văn Thạc Sĩ Đặc Điểm Ngôn Ngữ Của Ca Từ Cải Lương

Discussion in 'Chuyên Ngành Ngôn Ngữ Học' started by quanh.bv, May 7, 2025 at 4:26 AM.

  1. quanh.bv

    quanh.bv Administrator Quản Trị Viên

    upload_2025-5-7_4-21-26.png
    Nghệ thuật cải lương là một loại hình nghệ thuật sân khấu ca kịch truyền thống Nam bộ, được tổng hợp từ nhiều bộ môn nghệ thuật khác như: văn thơ (kịch bản văn học), dàn dựng sân khấu (đạo diễn), âm nhạc (nhạc sĩ – nhạc công), nghệ thuật biểu diễn (diễn viên), hội hoạ (thiết kế mỹ thuật), múa (vũ đạo), âm thanh ánh sáng (kỷ thuật viên)… Đặc biệt, nó xuất phát từ nền tảng của dòng âm nhạc tài tử Nam bộ. Cải lương là một trong ba loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống chính thống của dân tộc (chèo - tuồng (hát bội) – cải lương). Đặc điểm chung của sân khấu truyền thống Việt Nam là nghệ thuật sân khấu lý trí, tả ý hơn là tả chân khác với sân khấu kịch nói là tả chân hơn là tả ý. Tuy nhiên, từng loại hình sân khấu truyền thống Việt Nam lại có đặc trưng riêng : nghệ thuật chèo là sân khấu bi – hài, mang tính chất dân gian, không gian là sân đình; nghệ thuật tuồng là sân khấu bi – hùng, tính chất bác học, không gian là trình thức cung đình; cải lương là sân khấu bi – ai, phổ biến rộng ở cả nông thôn và thành thị.
    • Luận văn thạc sĩ ngữ văn
    • Chuyên ngành Ngôn ngữ học
    • Người hướng dẫn: TS. Lê Khắc Cường
    • Tác giả: Đỗ Quốc Dũng
    • Số trang: 134
    • File PDF-TRUE
    • Ngôn ngữ: Tiếng Việt
    • Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP. HCM 2010
    Link Download
    https://drive.google.com/file/d/1tQmQi-8tcL0giHY7bzkWPJ7CFSsT9OaR
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1
     

Share This Page