Luận Văn Thạc Sĩ Đặc Điểm Ngôn Ngữ Trong Tác Phẩm Của Nguyễn Tuân

Discussion in 'Chuyên Ngành Ngôn Ngữ Học' started by quanh.bv, May 7, 2025 at 3:21 AM.

  1. quanh.bv

    quanh.bv Administrator Quản Trị Viên

    upload_2025-5-7_3-15-2.png
    Nguyễn Tuân là một nhà văn lớn, một bậc thầy của nghệ thuật ngôn từ có những đóng góp to lớn trong việc giữ gìn và phát triển ngôn ngữ dân tộc. Nói theo nhà nghiên cứu Mai Quốc Liên thì “Nguyễn Tuân là một trong những cây đại thụ của rừng đầu nguồn văn chương Việt Nam thế kỷ XX”. Ông là một nhà văn được xem là có phong cách văn chương độc đáo, tài hoa nhưng cũng hết sức phức tạp trên văn đàn hiện đại Việt Nam. Phong cách nghệ thuật văn chương Nguyễn Tuân trải qua hai thời kỳ trước và sau cuộc cách mạng lớn của dân tộc – cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945. Đó là một quá trình tự nhận thức và cải biến từ nghệ thuật vị nghệ thuật đến nghệ thuật vị nhân sinh. Sự thay đổi thế giới quan, ý thức nghệ thuật ấy là một quá trình gian khổ. Trước Cách mạng, cái tôi của người nghệ sĩ trong cảnh mất nước là một “cái tôi lập dị, ngang bướng, đi lù lù giữa cuộc đời, ném đá vào những kẻ xung quanh”.
    • Luận văn thạc sĩ ngữ văn
    • Chuyên ngành Ngôn ngữ học
    • Người hướng dẫn: PGS.TS Trịnh Sâm
    • Tác giả: Đỗ Ngọc Toàn
    • Số trang: 126
    • File PDF-TRUE
    • Ngôn ngữ: Tiếng Việt
    • Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP. HCM 2011
    Link Download
    https://drive.google.com/file/d/1DHYetbGiR0G2ph1F54GcFC2vYBF0vPsk
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1
     

Share This Page