Đặc Trưng Ngôn Ngữ Học Xã Hội Của Từ Ngữ Kiêng Kị Trong Tiếng Việt2.1. Các đóng góp về lí luận: a) Góp phần minh định khái niệm từ ngữ kiêng kị trong Việt ngữ học. b) Đóng góp cho ngôn ngữ học xã hội một ví dụ đặc thù của nông thôn miền Bắc Việt Nam về đặc trưng ngôn ngữ học xã hội của từ ngữ kiêng kị trong giao tiếp hàng ngày. 2.2. Các đóng góp về thực tiễn: a) Miêu tả bức tranh sinh động, rõ nét và đáng tin cậy về sự sử dụng từ ngữ kiêng kị của một nhóm trẻ vùng nông thôn miền Bắc Việt Nam giai đoạn 2001- 2002 thông qua việc tìm ra một danh sách từ ngữ kiêng kị, tần suất xuất hiện, mục đích sử dụng, các nhân tố ảnh hưởng, sự sử dụng từ ngữ kiêng kị và thái độ của người lớn xung quanh trẻ trong cộng đồng. b) Góp phần nhận thức lại vai trò/vị trí của lớp từ ngữ kiêng kị trong hệ thống từ vựng tiếng Việt, có thể ứng dụng các kết quả nghiên cứu trong việc biên soạn từ điển ngôn ngữ nói chung, và từ điển từ ngữ kiêng kị nói riêng, từ đó giúp cho việc tra cứu dịch thuật và học tiếng Việt với tư cách là tiếng mẹ đẻ hay ngoại ngữ. c) Hướng tới việc khuyến cáo giáo dục ngôn ngữ, văn hóa giao tiếp về lời ăn tiếng nói cho trẻ em nói chung và trẻ em cộng đồng Hoài Thị nói riêng. Luận án tiến sĩ ngôn ngữ, Chuyên ngành Lí luận ngôn ngữ Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Thanh Bình, TS. Bùi Thị Minh Yến Tác giả: Bùi Thị Ngọc Anh Số trang: 192 Kiểu file: PDF Ngôn ngữ: Tiếng Việt Học viện Khoa học Xã hội Việt Nam 2014 Link Download http://luanvan.moet.edu.vn/?page=1.2&view=15218https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1