Truyền thuyết là một thể loại tự sự dân gian có vị trí quan trọng trong nền văn học của mỗi dân tộc. Bởi vì “Truyền thuyết thường giữ lại những bằng chứng quý giá về chế độ xã hội, về các thể chế xã hội, tín ngưỡng, tâm lý xã hội và văn hóa vật chất của các thời đại đã qua”[237, tr.52] và “Truyền thuyết trong đời sống của mình không bao giờ tách rời các nghi thức thờ cúng thần thành hoàng làng cũng như với các tín ngưỡng phong tục, kỵ hèm cùng lễ hội dân gian”[86, tr.78]. Như vậy, nghiên cứu về truyền thuyết cũng chính là nghiên cứu về lịch sử, văn hóa của dân tộc, quốc gia. Đây là một việc làm cần thiết và có ý nghĩa vì sẽ góp phần khẳng định bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc, không để cho mỗi dân tộc phải khoác lên mình “bộ đồng phục văn hóa” trong hoàn cảnh thế giới đang toàn cầu hóa hiện nay. Xác định được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ V khóa VIII đã nêu rõ: “Di sản văn hóa là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hóa. Cần phải hết sức coi trọng, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống” Luận án tiến sĩ ngữ văn Chuyên ngành lý luận văn học Tác giả: Đỗ Thị Hồng Hạnh Hướng dẫn: Nguyễn Tấn Phát 341 Trang File PDF Trường ĐH Khoa Học Xã Hội & Nhân Văn 2013 Link Download http://www.vnulib.edu.vn:8000/dspace/handle/123456789/4756https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1