Luận Án Tiến Sĩ Đàn Nguyệt Trong Một Số Phong Cách Nhạc Cổ Truyền Người Việt

Discussion in 'Chuyên Ngành Âm Nhạc Học' started by quanh.bv, Dec 28, 2016.

  1. quanh.bv

    quanh.bv Guest

    [​IMG]
    Đàn Nguyệt Trong Một Số Phong Cách Nhạc Cổ Truyền Người Việt
    1.Luận án đã làm rõ mối liên hệ về nguồn gốc của cây đàn Nguyệt Việt Nam với đàn Nguyễn và đàn Nguyệt của Trung Quốc thông qua một số tư liệu sử sách và việc khảo sát thực tế của ba cây đàn này về: hình dáng, cấu tạo, cách lên dây đàn, kỹ thuật đàn …và môi trường sử dụng. Nội dung này sẽ giải quyết được những thắc mắc về nguồn gốc của cây đàn Nguyệt, đó là: đàn Nguyệt có nguồn gốc từ cây đàn Nguyễn Trung Quốc hay đàn Nguyệt là của Việt Nam?
    2.Đây là công trình đầu tiên hệ thống được các ngón đàn Nguyệt tiêu biểu của Hát văn như: ngón rung, ngón chạy, ngón vê, ngón dạo, ngón thòng, ngón lưu không, ngón đệm cho hát …trong từng hệ thống làn điệu, và những cách thức thực hiện chúng. Ngoài ra, mối quan hệ giữa phần hát với phần đàn, liên quan đến cách lên dây đàn thể hiện qua chủ âm của điệu thức khi ký âm, cũng đã được luận án đề cập đến, giúp cho việc nghiên cứu âm nhạc Hát văn được sát thực hơn với thực tế trình diễn của Hát văn.
    • Luận án tiến sĩ Âm nhạc
    • Chuyên ngành Âm nhạc học
    • Người hướng dẫn khoa học: GS.TSKH Tô Ngọc Thanh, PGS.TS Bùi Huyền Nga
    • Tác giả: Cồ Huy Hùng
    • Số trang: 179
    • Kiểu file: PDF
    • Ngôn ngữ: Tiếng Việt
    • Học viện Âm nhạc Việt Nam 2016
    Link Download
    http://luanvan.moet.edu.vn/?page=1.2&view=27733

    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1
     

Share This Page