Luận Văn Tốt Nghiệp Đánh Giá Ảnh Hưởng Của Độ Cao Tới Mức Độ Bị Bệnh Do Nấmceratocystissp. Gây Hại Trên Keo Tai Tượng

Discussion in 'Chuyên Ngành Nông Lâm' started by nhandanglv123, Aug 26, 2018.

  1. nhandanglv123

    nhandanglv123 Moderator

    [​IMG]
    Đánh Giá Ảnh Hưởng Của Độ Cao Tới Mức Độ Bị Bệnh Do Nấmceratocystissp. Gây Hại Trên Keo Tai Tượng (Acacia Mangium) Tại Tỉnh Thái Nguyên
    Keo tai tượng là dạng cây gỗ lớn, chiều cao từ 25 - 30 m. Đường kính 60 - 80 cm lá đơn, mọc cách, dạng thuôn dài, cong phình rộng ở phần trên, đầu thuôn tù thu hẹp dần ở góc, hẹp theo cuống, màu xanh lục bóng. Có 4 gân từ góc lá, cong theo phiến, gân nhỏ mạng lưới. Ở Việt Nam, Keo tai tượng là một cây trồng phổ biến ở Việt Nam, Keo tai tượng được trồng rừng với mục đích chủ yếu là cải tạo môi trường sinh thái và sản xuất gỗ nhỏ, gỗ nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến bột giấy, gỗ ván dăm… Tuy nhiên gần đây tại một số vùng trồng Keo trọng điểm trên đã xuất hiện những cây Keo bị chết héo từ trên ngọn xuống hay còn gọi là hiện tượng cây chết ngược, bệnh rất khó phát hiện ở giai đoạn đầu. Các mẫu bệnh đã được Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam giám định nguyên nhân là do loài nấm Ceratocystis sp. gây ra Ceratocystis sp. là những loài nấm gây hại nguy hiểm cho nhiều loài cây, là nguyên nhân gây nên bệnh thối rễ, gốc, loét thân cành và gây thối quả trên nhiều loài cây trồng nhiệt đới.
    • Luận văn tốt nghiệp lâm nghiệp
    • Chuyên ngành Quản lý Tài nguyên rừng
    • Người hướng dẫn khoa học: ThS Đào Hồng Thuận
    • Tác giả: Lưu Đình Hưu
    • Số trang: 56
    • Kiểu file: PDF
    • Ngôn ngữ: Tiếng Việt
    • Đại học Thái Nguyên 2015
    Link Download
    http://thuvien.tuaf.edu.vn/chitiet.aspx?item_id=8308
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1
     

Share This Page