Luận Văn Thạc Sĩ Đánh Giá Ảnh Hưởng Của Một Số Biện Pháp Quản Lý Cỏ Dại Đến Chất Lượng Đất Trồng Cam Ở Huyện Hàm Yên

Discussion in 'Chuyên Ngành Khoa Học Môi Trường' started by nhandanglv123, Jul 26, 2019.

  1. nhandanglv123

    nhandanglv123 Moderator

    [​IMG]
    Đánh Giá Ảnh Hưởng Của Một Số Biện Pháp Quản Lý Cỏ Dại Đến Chất Lượng Đất Trồng Cam Ở Huyện Hàm Yên, Tỉnh Tuyên Quang
    Hiện nay, cây có múi nói chung, cây cam quýt nói riêng được trồng tập trung chủ yếu ở 7 vùng sản xuất chính bao gồm đồng bằng sông Hồng, trung du miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ, duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Trong giai đoạn từ 2000-2017, diện tích trồng cam quýt trong cả nước có xu hướng tăng qua các năm, trong đó các tỉnh miền núi phía Bắc là nơi đang mở rộng nhanh về diện tích nhiều nhất. Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (tính đến cuối năm 2017) [2], tổng diện tích trồng cây cam quýt tại Việt Nam đạt 221,6 nghìn ha, tăng gấp 3 lần so với năm 2014 (75,6 nghìn ha); về sản lượng đạt 1.284,4 nghìn tấn tương đương với mức thu nhập ước đạt hàng trăm tỷ đồng. Khu vực Trung du miền núi phía Bắc đứng thứ 2 cả nước về diện tích và sản lượng trồng cây cam quýt, trong đó phải kể đến tỉnh Tuyên Quang, hiện đứng thứ 2 cả nước về diện tích, đứng thứ nhất về sản lượng (tổng diện tích trồng cam trên 7.000 ha, sản lượng đạt 104.092 tấn - năm 2016). Đây được coi là đóng góp chính trong sự phát triển của nền kinh tế địa phương.
    • Luận văn thạc sĩ môi trường
    • Chuyên ngành Khoa học môi trường
    • Người hướng dẫn: TS. Trần Thị Tuyết Thu
    • Tác giả: Lê Công Tuấn Minh
    • Số trang: 80
    • Kiểu file: PDF
    • Ngôn ngữ: Tiếng Việt
    • Đại học Khoa Học Tự Nhiên 2017
    Link Download
    http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/63151
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1
     

Share This Page