Luận Văn Tốt Nghiệp Đánh Giá Các Công Trình Nhà Làm Việc Của Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên Theo Ứng Dụng Khoa Học

Discussion in 'Chuyên Ngành Quản Lý Đất Đai' started by nhandanglv123, Aug 3, 2018.

  1. nhandanglv123

    nhandanglv123 Moderator

    [​IMG]
    Đánh Giá Các Công Trình Nhà Làm Việc Của Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên Theo Ứng Dụng Khoa Học Phong Thủy
    Từ ngàn xưa, dân tộc Việt Nam đã lấy khí thiêng sông núi làm nguồn sống của tâm tư. Khí có tốt, cảnh vật có hài hòa thì cuộc sống của con người nơi đó mới được ấm no, hạnh phúc. Vì vậy đã có rất nhiều người nghiên cứu, tìm hiểu về thế đất, mạch nước, hướng gió, ảnh hưởng như nào đến đời sống, tâm tư, tình cảm của con người. Thuật Phong thuỷ hình thành rất sớm, có thể nói gần như cùng với sự ra đời của loài người thì con người từ khi sinh ra đã biết chọn những vị trí cư trú có núi non che chở bao bọc, lại gần sông ngòi, nguồn nước. Từ đời nhà Chu đã có quá trình chọn đất xây nhà tại vùng bình nguyên, đây là vùng đất mầu mỡ, có thể canh tác nông nghiệp thuận lợi. Gần nguồn nước mà vẫn tránh được lụt lội, tai hoạ thời tiết, thiên tai. Vì vậy, thuật Phong thuỷ nghe có vẻ huyền bí nhưng thực ra lại rất thực tế và gần gũi với đời sống. Thuật Phong thủy là nghệ thuật vận dụng bố cục, sắp đặt, trang trí nhà cửa, văn phòng công ty, cơ sở thương mại theo những nguyên tắc cụ thể khai thông và hướng dẫn sinh khí làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn, công việc làm ăn phát đạt. Trong cuộc sống thực tế, chúng ta vẫn được thấy những trường hợp khác nhau, người làm nhà xong thì ăn lên làm ra, thăng quan tiến chức, con cái đỗ đạt. Ngược lại, người thì lụn bại, thất thế sa cơ, suy sụp sức khỏe….
    • Luận văn tốt nghiệp nông nghiệp
    • Chuyên ngành Quản lý đất đai
    • Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Thế Đặng
    • Tác giả: Hoàng Vân Anh
    • Số trang: 75
    • Kiểu file: PDF
    • Ngôn ngữ: Tiếng Việt
    • Đại học Thái Nguyên 2015
    Link Download
    http://thuvien.tuaf.edu.vn/chitiet.aspx?item_id=9017
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1
     

Share This Page