Sau gần 40 năm đổi mới, quá trình đô thị hóa gắn liền với công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã có bước phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng. Tỷ lệ đô thị hóa tăng từ khoảng 19,6% với 629 đô thị vào năm 1999 lên khoảng 37,5% với 813 đô thị năm 2017, trong đó có: 02 đô thị loại đặc biệt, 19 đô thị loại I, 23 đô thị loại II, 45 đô thị loại III, 84 đô thị loại IV, 640 đô thị loại V [29]. Đô thị hóa nhanh trong thời gian qua đã mang lại những kết quả tích cực đối với phát triển kinh tế đất nước. Những năm gần đây tỷ lệ tăng trưởng kinh tế trung bình hằng năm tại các khu vực đô thị luôn đạt 12% đến 15%, gấp 1,5 đến 2 lần tỷ lệ tăng trưởng bình quân kinh tế cả nước. Đặc biệt là tốc độ tăng trưởng cao tại hai trung tâm đô thị lớn nhất là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh [104]. Tuy nhiên, đô thị hóa nhanh đã tạo ra sức ép đối với cơ sở hạ tầng như hệ thống giao thông, hệ thống cấp thoát nước, nhà ở, năng lượng cùng với sự gia tăng xả thải (khí thải, nước thải, rác thải), giảm diện tích cây xanh, diện tích mặt nước, tăng mật độ giao thông và ô nhiễm môi trường. Luận án tiến sĩ hành chính Chuyên ngành Chính sách công Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đỗ Phú Hải Tác giả: Nguyễn Thị Thúy Hằng Số trang: 200 Kiểu file: PDF Ngôn ngữ: Tiếng Việt Học viện Khoa học Xã hội 2019 Link Download http://gass.edu.vn/SitePages/List_Thesis.aspx?itemId=17354https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1