Luận Án Tiến Sĩ Đánh Giá Chức Năng Tai Giữa Trên Bệnh Nhân Khe Hở Vòm Miệng

Discussion in 'Chuyên Ngành Tai Mũi Họng' started by quanh.bv, Feb 5, 2023.

  1. quanh.bv

    quanh.bv Administrator Quản Trị Viên

    upload_2023-2-5_16-13-18.png
    Bệnh lý tai giữa ở trẻ khe hở vòm miệng gặp với tỷ lệ cao, có biểu hiện của rối loạn chức năng vòi nhĩ và nghe kém:
    Bệnh lý tai giữa gặp với tỷ lệ 90,1%, thường gặp cả 2 tai (80,2%), chủ yếu là viêm tai giữa ứ dịch (65,1%). Màng nhĩ thường có biểu hiện lõm, thay đổi màu sắc (vàng, trắng đục), giảm di động. Nhĩ lượng đồ hay gặp dạng tắc vòi nhĩ hoàn toàn (dạng B) với tỷ lệ 77,0%. Sức nghe giảm với PTA trung bình 28,1±9,2 dB, chủ yếu gặp nghe kém dẫn truyền mức độ nhẹ là 41,7%;.
    Bệnh lý và chức năng tai giữa được cải thiện sau phẫu thuật tạo hình vòm miệng và đặt ống thông khí hòm nhĩ:
    Sau 12 tháng: tỷ lệ rơi ống thông khí là 60,1%, chủ yếu gặp tai không viêm với tỷ lệ 67,8%. Màng nhĩ thường trở về vị trí tự nhiên, xám bóng. Nhĩ lượng đồ dạng A tăng lên là 55,3%. Nghe tốt lên với PTA trung bình là 19,1±6,1dB, nghe kém dẫn truyền mức độ rất nhẹ gặp nhiều nhất là 41,2%;.
    Viêm tai giữa tái diễn gặp 24,0%, dẫn đến nghe kém sau phẫu thuật. Thời gian lưu ống ngắn là yếu tố nguy cơ viêm tai giữa tái diễn. Chủ yếu gặp các biến chứng nhẹ, tỷ lệ chảy dịch tai là 32,2% và vôi hóa màng nhĩ là 21,9%./.
    • Luận án tiến sĩ y học
    • Chuyên ngành Tai Mũi Họng
    • Người hướng dẫn: PGS. TS. Lương Thị Minh Hương, TS. Nguyễn Đình Phúc
    • Tác giả: Khiếu Hữu Thanh
    • Số trang: 179
    • Kiểu file: PDF_TRUE
    • Ngôn ngữ: Tiếng Việt
    • Đại học Y Hà Nội 2022
    Link Download
    http://luanvan.moet.edu.vn/?page=1.4&view=41098
    https://drive.google.com/file/d/17Ecux8SkUeU2NFepCQV5dp59gqQk9lhs
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1
     

Share This Page