Đánh giá là một khâu quan trọng, căn bản trong quá trình quản lý và sử dụng cán bộ, công chức. Đánh giá không chỉ là một khâu của công tác quản lý mà còn là căn cứ để lựa chọn, sắp xếp, bố trí, đề bạt, sử dụng đúng với năng lực, sở trường, từ đó chủ động trong việc đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện và bổ nhiệm cán bộ. Đánh giá đúng thực chất, khách quan luôn là đòi hỏi của nền công vụ, đồng thời, là mong mỏi của mỗi cán bộm công chức Trong sự nghiệp cải cách nền hành chính, đội ngũ công chức cấp xã là những người trực tiếp tiến hành cải cách hành chính, lại vừa là nội dung, là đối tượng của công cuộc cải cách hành chính. Vì vậy, việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã vừa có trình độ chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp cao, vừa giác ngộ chính trị, có tinh thần trách nhiệm, tận tụy, công tâm vừa có đạo đức khi thi hành công vụ trong thời đại ngày nay, ngày càng được đặt lên một vị trí cao hơn. Luận văn thạc sĩ hành chính Chuyên ngành Quản lý công Người hướng dẫn: TS. Phạm Minh Tuấn Tác giả: Nguyễn Thủy Trúc Số trang: 120 Kiểu file: PDF Ngôn ngữ: Tiếng Việt Học viện Hành chính Quốc gia 2020 Link Download https://drive.google.com/uc?id=16Rg72LFJgQLtJ61R9JLjL5xFfMITiVrChttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1