Luận Văn Tốt Nghiệp Đánh Giá Đa Dạng Thực Vật Thân Gỗ Kiểu Rừng Phục Hồi Sau Nương Rẫy Thuộc Khu Bảo Tồn Loài

Discussion in 'Chuyên Ngành Nông Lâm' started by nhandanglv123, Aug 27, 2018.

  1. nhandanglv123

    nhandanglv123 Moderator

    [​IMG]
    Đánh Giá Đa Dạng Thực Vật Thân Gỗ Kiểu Rừng Phục Hồi Sau Nương Rẫy Thuộc Khu Bảo Tồn Loài Và Sinh Cảnh Nam Xuân Lạc Huyện Chợ Đồn, Tỉnh Bắc Kạn
    Lần đầu tiên thuật ngữ “đa dạng sinh học” (Biodiversity hay biological diversity) được Norse and McManus (1980) giới thiệu, bao gồm hai khái niệm có liên quan với nhau là đa dạng di truyền (tính đa dạng về mặt di truyền trong một loài) và đa dạng sinh thái (số lượng các loài trong một quần xã sinh vật). Theo ước tính gần đây nhất thì có đến 12 định nghĩa khác nhau về đa dạng sinh học (Gaston and Spicer, 1998). Tuy nhiên trong số này thì định nghĩa được sử dụng trong Công ước đa dạng sinh học (1992) được coi là “toàn diện và đầy đủ nhất” xét về mặt khái niệm. Trong Công ước về đa dạng sinh học, thuật ngữ đa dạng được dùng để chỉ sự phong phú và đa dạng của giới sinh vật từ mọi nguồn trên trái đất, nó bao gồm sự đa dạng trong cùng một loài, giữa các loài và sự đa dạng hệ sinh thái (Gaston and Spicer, 1998). Như vậy, đa dạng là toàn bộ các dạng sống trên trái đất, bao gồm tất cả các nguồn tài nguyên di truyền, các loài, các hệ sinh thái và các tổ hợp sinh thái. Đa dạng sinh học thường được thể hiện ở 3 cấp độ: đa dạng trong loài (đa dạng di truyền), giữa các loài (đa dạng loài) và các hệ sinh thái (đa dạng hệ sinh thái).
    • Luận văn tốt nghiệp lâm nghiệp
    • Chuyên ngành Quản lý Tài nguyên rừng
    • Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Công Quân, ThS. Nguyễn Văn Mạn
    • Tác giả: Hoàng Thị Thơm
    • Số trang: 67
    • Kiểu file: PDF
    • Ngôn ngữ: Tiếng Việt
    • Đại học Thái Nguyên 2015
    Link Download
    http://thuvien.tuaf.edu.vn/chitiet.aspx?item_id=8252
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1
     

Share This Page