Luận Văn Thạc Sĩ Đánh Giá Đặc Điểm Sinh Lý Của Một Số Giống Lạc Mới Tại Vĩnh Phúc

Discussion in 'Chuyên Ngành Sinh Học Thực Nghiệm' started by nhandanglv123, Oct 30, 2018.

  1. nhandanglv123

    nhandanglv123 Moderator

    [​IMG]
    Đánh Giá Đặc Điểm Sinh Lý Của Một Số Giống Lạc Mới Tại Vĩnh Phúc
    Trong các cây công nghiệp ngắn ngày đang được sản xuất ở Việt Nam thì cây lạc có một vị trí rất quan trọng. Cây lạc, còn được gọi là đậu phộng hay đậu phụng (tên khoa học là Arachis hypogaea), là một loài cây thực phẩm thuộc họ Đậu có nguồn gốc tại Trung và Nam Mỹ. Lạc là cây lấy lipit có giá trị kinh tế cao, cây nguyên liệu quan trọng của công nghiệp chế biến. Ngoài ra, cây lạc còn là cây trồng có vai trò cải tạo đất nhờ các vi khuẩn nốt sần sống cộng sinh trên rễ. Đồng thời cũng là cây có khả năng tạo tính đa dạng hóa cho sản xuất nông nghiệp bằng các hình thức trồng thuần, trồng xen canh, trồng nối vụ nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp và che phủ bảo vệ đất chống xói mòn rửa trôi. Hạt lạc chứa từ 40% đến 50% chất béo, 24% đến 27% protein và nhiều khoáng chất Ca, Fe, Mg, P, K, Zn cùng với một lượng vitamin lớn, đặc biệt là vitamin B [20]. Lipit của hạt lạc chủ yếu là axit béo chưa no (thành phần chủ yếu là axit béo Oleic, axit Linoleic) giúp cơ thể người hấp thụ và hạn chế Cholesteron trong máu. Vì thế ngoài thức ăn giàu năng lượng, đủ protein người ta còn quan tâm đến tác dụng chữa bệnh của hạt lạc. Ngoài tiêu dùng nội địa, sản phẩm của cây lạc còn là mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao, mỗi năm Việt Nam xuất khẩu 100.000-135.000 tấn thu về 65-120 triệu USD [38].
    • Luận văn thạc sĩ Sinh học
    • Chuyên ngành Sinh học thực nghiệm
    • Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Văn Đính
    • Tác giả: Nguyễn Kiều Trang
    • Số trang: 63
    • Kiểu file: PDF
    • Ngôn ngữ: Tiếng Việt
    • Đại học sư phạm Hà Nội 2 2017
    Link Download
    http://thuvien.hpu2.edu.vn/index.php?language=vi&nv=tailieu&op=Triet-hoc/Aristote-13603
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1
     

Share This Page